Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 01/07/2021 - 16:26
(Thanh tra) - Ngày 1/7, Ban Chủ nhiệm Đề tài Khoa học cấp Bộ “Phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” do GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội làm chủ nhiệm tổ chức Hội thảo trực tuyến “Góp ý thực trạng phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam và trên thế giới”.
Toàn cảnh một hội thảo về “Phòng, chống tham nhũng vặt ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” diễn ra vào tháng 8/2020. Ảnh: TH
Tham nhũng vặt có thể chuyển hóa thành tham nhũng lớn
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thùy Dương, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra khái niệm về tham nhũng vặt. Theo đó, tham nhũng vặt là hành vi lạm dụng quyền lực diễn ra hàng ngày bởi chủ thể công quyền, công chức ở cấp trung hoặc cấp thấp trong những giao tiếp thông thường của họ với người dân khi tiếp cận hàng hóa, dịch vụ cơ bản của những nơi công cộng như bệnh viện, trường học, cảnh sát và các cơ quan khác.
Tham nhũng vặt cũng là hình thức tham nhũng xẩy ra thường ngày, biểu hiện thông qua các hành vi hối lộ hoặc nhũng nhiễu, vòi vĩnh trong cuộc sống hằng ngày, bao gồm cả các giao dịch tư nhân và ở cấp cơ sở chính quyền.
Đặc trưng, đặc điểm của tham nhũng vặt là quy mô nhỏ, diễn ra ở cấp cơ sở, có ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động Nhà nước nói chung, song chưa đủ tác động phá vỡ các khuôn khổ xã hội và thể chế quản lý đã được thiết lập. Có thể chuyển hóa thành tham nhũng lớn.
Tham nhũng vặt có tác động tiêu cực đến đời sống; trong đó tác động tiêu cực đến tiêu chuẩn, chất lượng sống của người dân; làm giải chất lượng của môi trường pháp lý và hiệu quả của bộ máy Nhà nước; làm xói mòn niềm tin của công chúng đối với các thiết thể Nhà nước và nền pháp quyền; ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu của Nhà nước từ việc thi thuế.
Bà Dương cũng đưa ra các nhóm giải pháp phòng chống tham nhũng vặt, đó là nhóm giải pháp liên quan đến việc giảm tải các thủ tục, gánh nặng về hành chính (tái quy trình; thực hiện chính sách một cửa; chia sẻ và chuẩn hóa dữ liệu; xây dựng Chính phủ điện tử; kiểm soát lường trước (phòng nhiều hơn chống); đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan.
Nhóm giải pháp hướng đến đội ngũ cán bộ, công chức: Đảm bảo mức lương phù hợp cho cán bộ công chức; xây dựng bộ quy tắc ứng xử đối với công chức có thẩm quyền trong việc cung cấp dịch vụ công.
Nhóm giải pháp sử dụng công nghệ thông tin: Chính phủ điện tử (giảm tham nhũng vặt trên thực tế); ứng dựng phòng, chống tham nhũng trên điện thoại thông minh; thanh toán điện tử; công cụ thống kê trực tuyến về tội phạm tham nhũng.
Tham nhũng vặt trở nên “quen mắt” và gần như không còn bức xúc, phẫn nộ nữa
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra cho rằng, ngoài khái niệm về tham nhũng vặt, báo cáo nếu có nguyên nhân, điều kiện về tham nhũng nữa thì sẽ bài bản hơn.
Khi xây dựng khái niệm, Ban Chủ nhiệm Đề tài cần nêu được đặc điểm riêng có và giải pháp riêng có, nhằm phân biệt tham nhũng và tham nhũng vặt.
Ông Văn đề nghị nhóm nghiên cứu giải thích thêm về “tham nhũng vặt không phá vỡ khuôn khổ xã hội”.
Tuy nhiên, ông Văn băn khoăn những giải pháp đưa ra đều được tiến hành từ phía Nhà nước. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu các biện pháp mà cả Nhà nước và xã hội phải thi hành, chẳng hạn như biện pháp giáo dục liêm chính.
Nhóm các biện pháp lường trước, kiểm soát các văn bản trước khi ban hành, ông Văn cho biết, hiện nay, Việt Nam thực hiện rất quyết liệt, các dự thảo văn bản quy phạm được Bộ Tư pháp rà soát rất kỹ. Đối với nhóm các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, hình ảnh các cảnh sát giao thông nhận hối lộ có thể gửi trực tiếp về cơ quan có thẩm quyền ngay.
Ngoài ra, ông Văn gợi mở một số đề xuất như: Đề tài cần phân biệt tham nhũng vặt và tham nhũng lớn; tham nhũng vặt người ta không đề cập đến quá trình xây dựng chính sách. Khách quan ở đây là đối tượng xâm hại, tiền và tài sản tham nhũng nhỏ. Vậy thế nào là nhỏ? Tham nhũng vặt là khái niệm xã hội chứ không phải là khái niệm pháp lý.
Có một ý nghĩa thực tiễn, trong các bệnh viện tư, trường công tham nhũng rất lớn, không nhất thiết là người dân hay công chức ở đây. Người dân vừa là chủ thể vừa là lực lượng đấu tranh chống tham nhũng một cách mạnh mẽ, tham nhũng lớn phát hiện qua cơ quan nhà nước, nhưng tham nhũng vặt lại phát hiện qua phản ánh kiến nghị, như vậy vai trò của người dân rất lớn.
TS Lã Khánh Tùng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, hiện nay tham nhũng vặt đang diễn ra khắp nơi, thậm chí nhiều đến mức chúng ta đã thấy “quen mắt” và gần như không còn bức xúc, phẫn nộ nữa. Ví dụ: Cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông phục bắt những lỗi nhỏ của người tham gia giao thông rồi "xí xóa" cho qua khi được “thông cảm” bằng vài trăm nghìn đồng; cảnh sát giao thông đứng chờ một chỗ nhất định trên quốc lộ yêu cầu dừng tất cả các xe tải, xe khách để thu mãi lộ một vài trăm nghìn đồng/xe. Việc xin học cho con là quyền của cha mẹ được pháp luật bảo hộ nhưng phải có quà cáp hoặc có quan hệ mới xong. Chuyện sinh viên đưa phong bì cho thầy, cô để xin điểm, để hỏi đề thi... tệ hại hơn chạy trường, chạy lớp, chạy hội đồng chấm luận văn; “lót tay” ở bệnh viện đã thành “chuyện thường ngày”. Chuyện nộp xong bị trả về làm lại, lại nộp, lại làm lại... xảy ra với không ít người, nhưng nếu kín đáo kẹp mấy trăm nghìn đồng vào hồ sơ, cơ sự có thể khác.
Nếu tái diễn như vậy, dần dần chúng ta chấp nhận tham nhũng vặt và hậu quả là thế hệ lớn lên cũng coi nạn tham nhũng, hối lộ vặt đó là đương nhiên, do đó, lại nảy sinh ra những công bộc phục vụ dân hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu… rất nguy hiểm.
Cần xây dựng có cơ chế tiếp nhận và phản hồi tích cực các phản ánh, kiến nghị
TS Tùng cho rằng, chưa có báo cáo chính thức nào về tham nhũng vặt, hiện nay chúng ta có báo cáo về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thì có chi phí về chỉ số không chính thức, đó là thực trạng, mình có thể kế thừa, đấy là thông tin giúp chúng ta đánh giá về thực trạng tham nhũng.
TS Tạ Thu Thủy, Phó trưởng Phòng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra chia sẻ, thực tế khái niệm về tham nhũng vặt là khái niệm xã hội và chưa có thống kê chính thức về vụ việc cụ thể, chỉ có định tính chưa có định lượng cụ thể, thực tế nó diễn ra xung quanh hàng ngày.
Các địa phương đã đưa ra các kế hoạch mang tính chất lâu dài đề nâng cao được chỉ số đánh giá của các tổ chức có uy tín.
Tham nhũng vặt hay tham nhũng nói chung được phát hiện qua nhiều kênh như: Giám sát, thanh tra, kiểm toán, phản ánh, tố cáo… tuy nhiên, tham nhũng vặt phát hiện phổ biến qua kênh phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân. Hiện nay, còn phụ thuộc vào giá trị vật chất để xử lý hình sự hay xử lý hành chính.
Nhà nước cần xây dưng có cơ chế tiếp nhận, bảo vệ và phản hồi tích cực các phản ánh, kiến nghị thì người dân sẽ tích cực hơn trong phát hiện hành vi tham nhũng.
“Có nên đưa chủ thể người dân là chủ thể tham nhũng vặt, thì tôi chưa đồng tình, tham nhũng nên để cho người có chức vụ, quyền hạn, nếu mở rộng cho người dân thì làm mất đi dấu hiệu của tham nhũng lớn”, TS Thủy đưa ra ý kiến.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.
Trần Kiên
07:00 23/11/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Bùi Bình
06:00 23/11/2024Nhật Minh
13:57 22/11/2024Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam