Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/01/2016 - 06:43
(Thanh tra)- Ngân sách Nhà nước (NSNN) không công khai, minh bạch, đồng nghĩa sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, dù xếp hạng Chỉ số công khai ngân sách 2015 (OBI) của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất nhưng hoàn toàn có nhiều khả năng cải thiện bằng cơ chế kiểm toán, thanh tra và tăng cường sự giám sát của cộng đồng, báo chí... để tiền thuế của dân không “chui” vào túi cá nhân.
Khi NSNN được công khai, minh bạch sẽ “chặn đường” tham nhũng. Ảnh: Thảo Nguyên
“Ngân sách công dân” đủ cơ sở thực hiện
Luật NSNN (sửa đổi) đã thiết lập cơ chế cho NS “mở” hơn và tăng cường sự tham gia của người dân. Tới đây, Chính phủ cũng sẽ ban hành nghị định hướng dẫn luật, trong đó có 1 chương về công khai NS và giám sát của cộng đồng với các quy định về đối tượng công khai, phạm vi công khai (trừ quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia), nội dung công khai (số liệu thu chi, mức bội chi, tỷ lệ % phân chia…) và báo cáo thuyết minh.
Ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân sách, Văn phòng Quốc hội (QH) khẳng định, hiện đã có đủ cơ sở pháp lý cho việc thực hiện NS công dân nhưng cần được biên soạn “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc” để tài liệu NS khi công bố thực sự là công cụ để người dân thực hiện quyền giám sát.
Tuy nhiên, đại diện Học viện Ngân hàng nhấn mạnh, sự tham gia của người dân cũng cần có những mức độ khác nhau. “Những công trình gắn bó với dân thì cần sự tham gia trực tiếp của người dân sẽ làm cho nguồn lực công được phân bổ tốt và hiệu quả hơn. Nhưng với các công trình quốc gia thì cần tiếng nói của các chuyên gia chứ không phải là người dân đại trà”.
Thực tiễn tại Quảng Trị sau quá trình thí điểm tiêu chí đánh giá phân bổ NS đầu tư công cho thấy, tăng cường kiểm toán, thanh tra, giám sát xã hội sẽ bảo đảm hiệu quả đầu tư công và minh bạch NS. Người dân ở thôn, xã tham gia vào quá trình NS thông qua việc tự quyết các dự án, công trình cần được đầu tư công trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Còn các dự án, công trình đầu tư cấp tỉnh, các chủ đầu tư sẽ lựa chọn, chấm điểm dự án công trình để trình HĐND quyết định.
Chặn đường tham nhũng
Ông Trần Đoàn, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách, HĐND tỉnh Quảng Trị cho biết, dựa trên Bộ tiêu chí đánh giá phân bổ NS đầu tư công, HĐND tỉnh Quảng Trị đã loại chủ trương đầu tư giai đoạn 2016-2020 đối với 4 công trình dự án với tổng mức đầu tư 613,338 tỷ đồng do không đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn.
Theo các chuyên gia quốc tế, khi NSNN được công khai, minh bạch sẽ “chặn đường” tham nhũng.
Ông Juan Pablo Guerrero, chuyên gia Quỹ Sáng kiến minh bạch tài khóa cho rằng, người dân có quyền được thực sự tham gia trực tiếp trong các tranh luận và thảo luận công khai về việc thiết kế và thực hiện chính sách tài khóa. “Có thể văn bản đã đề cập đến sự tham gia của người dân vào quá trình NS nhưng thực tế người dân thực hiện quyền này như thế nào mới có tính quyết định”, ông Juan Pablo Guerrero lưu ý.
Muốn vậy, phải tạo thêm nhiều cơ hội cho công chúng tham gia trực tiếp trong các tranh luận và thảo luận công khai về việc thiết kế và thực hiện chính sách tài khóa. Cơ quan lập pháp cần tổ chức các phiên điều trần công khai về NS của một số bộ, ban, ngành, cơ quan cụ thể, thiết lập cơ chế chính thức để công chúng tham gia vào quá trình NS; tăng cường hệ thống đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán, bao gồm cả việc công khai các đánh giá ra công chúng…
Tại Hội thảo “Công bố chỉ số công khai ngân sách 2015 và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về thúc đẩy công khai minh bạch NS” được tổ chức hôm qua (14/1) trong khuôn khổ Dự án “thúc đẩy công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý NSNN” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, ông Joel Friedman, Tổ chức hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) cho biết, trong số 102 nước được khảo sát, xếp hạng OBI 2015 của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất (18/100 điểm), xếp trên Trung Quốc, Myanma, Campuchia nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực như Philippine, Indonexia, Malaixia, Thái Lan.
“Việt Nam chưa công bố đề xuất NS, báo cáo kiểm toán muộn so với tiêu chuẩn quốc tế, công khai các tài liệu vẫn thiếu những thông tin cụ thể. Nhiều chỉ số liên quan đến các tài liệu NS được công bố còn thấp, sự tham gia và giám sát của người dân còn yếu. Song Việt Nam có điểm khác trong nhóm là đã công bố 5/8 tài liệu NS chủ chốt”, ông Joel Friedman nói và nhấn mạnh, “Việt Nam có nhiều khả năng cải thiện những hạn chế này để có thể đạt điểm trên 60 để công khai, minh bạch thông tin về NSNN hiệu quả”.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình