Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 26/10/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Ủy ban Chống Tham nhũng Liberia (LACC) và Tổ chức Xã hội dân sự (CENTAL), Cơ quan Trách nhiệm giải trình giải trình Liberia, Tổ chức Giám sát liêm chính Liberia, sẽ khởi động Dự án Đổi mới Chống Tham nhũng (Dự án) vào hôm nay (26/10) tại Khu Liên hợp Bộ trưởng ở Thủ đô Monrovia.
Ảnh: thenewdawnliberia
Dự án được sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA).
Mục tiêu của Dự án là xây dựng mối quan hệ đối tác giữa LACC và các tổ chức xã hội dân sự (CSO) với những kinh nghiệm chuyên môn và lâu năm trong phòng chống tham nhũng. Nó sẽ thúc đẩy việc sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông và đổi mới để nhấn mạnh yêu cầu công khai, minh bạch, phản ứng nhanh chóng với các vụ việc tham nhũng.
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Liberia đã đi xuống hàng năm, giảm từ 37/100 điểm vào năm 2016 xuống 32/100 vào năm 2018 và sau đó là 28/100 vào năm 2020.
CPI xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công của các chuyên gia và doanh nhân, sử dụng thang điểm từ 0 - 100, trong đó 0 là mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch.
"Chúng ta cần công dân đóng một vai trò tích cực hơn, mạnh mẽ hơn trong việc đòi hỏi sự minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình trong quản trị ở tất cả các cấp. Nếu không có điều đó, những gì chúng ta có chỉ là một môi trường màu mỡ để tham nhũng phát triển mạnh mẽ mà không bị cản trở”, Stephen Rodriques, Đại diện Thường trú của UNDP tại Liberia cho biết.
Cũng theo ông Stephen Rodriques, “điều quan trọng đối với tất cả chúng ta là khuyến khích và hỗ trợ công dân vạch trần tham nhũng khi họ thấy nó, cũng như giúp ngăn chặn tham nhũng bằng cách nuôi dưỡng văn hóa trách nhiệm giải trình”.
Để tăng cường sự tham gia của công dân trong cuộc chiến chống tham nhũng, Dự án sẽ phát triển một nền tảng điện tử kỹ thuật số quốc gia an toàn, cho phép các thành viên của cộng đồng báo cáo một cách an toàn các hành vi nghi ngờ tham nhũng trên toàn quốc.
Dự án cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả của LACC, nơi mà công việc của họ đã bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố.
Hiện tại, LACC thiếu quyền truy tố và hoạt động trong khuôn khổ pháp lý yếu kém liên quan đến công khai tài chính và kê khai tài sản. Hơn nữa, có rất ít sự bảo vệ cho những người tố cáo, điều này ngăn cản công dân tố cáo tham nhũng.
Cơ quan chống tham nhũng cũng phải đối mặt với văn hóa ứng xử phi đạo đức thâm căn cố đế trong cả khu vực nhà nước và tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm, và sự thiếu năng lực trong các cơ quan nhà nước để giải quyết tình trạng không minh bạch, thúc đẩy liêm chính.
Dự án sẽ đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng năng lực của LACC để theo dõi, báo cáo và điều tra các hành vi tham nhũng phù hợp với nhiệm vụ pháp lý của cơ quan này.
Các đối tác phát triển dự kiến khi khởi động chính thức Dự án bao gồm đại diện của Liên minh châu Âu (EU), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Chính phủ Trung Quốc, Ireland, Thụy Điển và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS).
Các đối tác quốc gia bao gồm Ủy ban Hạ viện và Thượng viện về quản trị và tài khoản công, Ủy ban Mua sắm công và nhượng quyền, Bộ Tư pháp và Y tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam