Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

IACC lần thứ 19 nhấn mạnh tính minh bạch, liêm chính trong phục hồi sau Covid-19

Hoài Phương

Thứ tư, 02/12/2020 - 17:04

(Thanh tra) - Hội nghị Quốc tế Chống tham nhũng (IACC) lần thứ 19 đã khai mạc ngày 1/12 với chủ đề “Mục tiêu 2030: Lẽ phải, trách nhiệm và minh bạch”.

Hội nghị Quốc tế Chống tham nhũng lần thứ 19 khai mạc ngày 1/12

Hội nghị có sự tham gia của Tổng thống Hàn Quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc, cùng các nhà lãnh đạo trong phong trào chống tham nhũng toàn cầu.

IACC năm nay nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình đối với sự phục hồi bền vững từ đại dịch Covid-19.

Diễn đàn chống tham nhũng lớn nhất thế giới lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến. Hơn 6.000 đại biểu đã đăng ký tham dự hơn 100 hội thảo, phiên họp toàn thể và các phiên họp đặc biệt để thảo luận về các vấn đề bức xúc, các giải pháp đổi mới trong phòng, chống tham nhũng.

Khuôn khổ hội nghị bao gồm một liên hoan phim, chuỗi buổi hòa nhạc và Lễ trao Giải thưởng Chống tham nhũng vào ngày 2/12. Một bộ phận cấp cao sẽ được nhóm họp để theo dõi tiến độ của các cam kết đã đưa ra tại IACC lần thứ 18 ở Copenhagen, Đan Mạch, vào năm 2018.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu khai mạc Hội nghị Quốc tế Chống tham nhũng lần thứ 19

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh sự tin tưởng của người dân Hàn Quốc đối với Chính phủ trong phản ứng đối với Covid-19.

Ông Moon Jae-in cho biết: “Hàn Quốc sẽ truyền bá sức mạnh của sự công khai, minh bạch và dân chủ, vốn đã được kiểm chứng trong việc ứng phó với đại dịch đến tất cả các lĩnh vực khác, bao gồm cả khi chúng tôi xây dựng một nền kinh tế chung”.

Còn bà Jeon Hyun-Heui, Chủ tịch Ủy ban Chống Tham nhũng và Dân quyền Hàn Quốc, đồng chủ trì Hội nghị, đã gây chú ý với chủ đề IACC lần thứ 19: "Mục tiêu 2030: Lẽ phải, trách nhiệm và minh bạch".

“Trước tình hình bất ổn và tai họa chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra, chúng ta đang đối mặt với thời khắc chuẩn bị cho 10 năm nữa. Trong chương trình kéo dài 4 ngày, chúng tôi sẽ cố gắng thiết kế cho tương lai ”, bà Jeon Hyun-Heui nói.

Phát biểu tại phiên khai mạc, bà Hugette Labelle, Chủ tịch Hội đồng IACC, cho biết:

“Là một tổ chức toàn cầu, chúng tôi có cơ hội làm cho các hệ thống an sinh xã hội và y tế minh bạch hơn và hoạt động tốt hơn. Các hệ thống sẽ được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những đại dịch trong tương lai và các cuộc khủng hoảng khác. Chúng ta phải nắm bắt cơ hội này và chúng ta phải thực hiện bằng cách đưa các biện pháp chống tham nhũng vào trung tâm của các phản ứng hiện tại và tương lai”.

Trong một thông điệp gửi tới phiên khai mạc toàn thể, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonia Guterres, cho biết:

“Cuộc họp hôm nay là cơ hội quan trọng để thảo luận về cách các Chính phủ, tổ chức quốc tế và xã hội dân sự có thể làm việc cùng nhau để củng cố các biện pháp chống tham nhũng, góp phần phục hồi mạnh mẽ và đạt được chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

“Tất cả chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn và giảm thiểu tham nhũng. Phiên họp đặc biệt vào năm tới của Đại hội đồng Chống tham nhũng là một cơ hội mà chúng ta không nên bỏ lỡ. Có quá nhiều điều đang bị đe dọa".

Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon, nhận định: “COVID-19 và các thách thức toàn cầu khác như tham nhũng và biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh mối liên kết cơ bản của chúng ta. Chúng cũng ngày càng làm rõ rằng, chúng ta cần những giải pháp toàn cầu bắt nguồn từ sự hợp tác và đối tác để mở rộng tính bền vững, minh bạch, hòa nhập và thịnh vượng cho tất cả mọi người và hành tinh của chúng ta”.

Trong phiên khai mạc toàn thể cũng có các nội dung phát biểu của: Ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); ông Børge Brende, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới; bà Kristalina Georgieva, Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); ông Angel Gurria, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); ông Rueben Lifuka, Phó Chủ tịch Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI); bà Mari Elka Pangestu, Giám đốc Điều hành Chính sách Phát triển và Quan hệ Đối tác, Ngân hàng Thế giới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại Sơn La

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại Sơn La

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.

Trần Kiên

07:00 23/11/2024
Chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng tại huyện vùng cao Mù Cang Chải

Chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng tại huyện vùng cao Mù Cang Chải

(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.

Bùi Bình

06:00 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm