Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 08/12/2021 - 21:42
(Thanh tra) - Ngày 8/12, tại Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT), Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ “Chiến lược phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” tổ chức hội thảo lấy ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung nghiên cứu. Đề tài do ThS. Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT làm Chủ nhiệm.
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra Phạm Thị Thu Hiền, Chủ nhiệm Đề tài trình bày tại hội thảo. Ảnh: TH
Theo ThS. Phạm Thị Thu Hiền, hiệu lực, hiệu quả thực thi Chiến lược Quốc gia về PCTN (Chiến lược) giai đoạn 1, 2 không cao. Tình hình tham nhũng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân.
Giai đoạn 3 thực thi Chiến lược (2016-2020), tuy có nhiều tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn còn một số hạn chế lớn cần khắc phục như: Việc xử lý kỷ luật trong khi xử lý hình sự ít, không tương xứng với tình hình tham nhũng vẫn được đánh giá là nghiêm trọng, phức tạp, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm tham nhũng.
Đặc biệt, vẫn còn xảy ra sai phạm, tham nhũng trong chính các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chiến lược Quốc gia về PCTN mang lại tác động về xã hội chưa cao… Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu mà đề tài hướng tới chính là việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng, thực hiện Chiến lược Quốc gia về PCTN giai đoạn 2020-2030.
Theo đó, đề tài được xây dựng với các nội dung: Chương 1: Cơ sở lý luận về Chiến lược Quốc gia PCTN; Chương 2: Nội dung và kết quả thực thi Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2020 của Việt Nam; Chương 3: Giải pháp cho việc xây dựng, thực hiện Chiến lược Quốc gia về PCTN giai đoạn 2020 -2030.
Cho ý kiến vào nội dung nghiên cứu của đề tài, ThS. Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Thông tin, Tư liệu và Thư viện, Viện CL&KHTT cho rằng, về cơ bản các nội dung nghiên cứu của đề tài đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Tuy nhiên, để hoàn thiện đề tài cần bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung. Trước tiên, đề tài cần thống nhất cách sử dụng thuật ngữ trong nghiên cứu này là: “Chiến lược PCTN” nhằm phù hợp với tên đề tài. Về các yếu tố tác động đến Chiến lược PCTN (Mục 1.4), cần thay đổi cách tiếp cận thay vì chỉ ra các yếu tố mang tính khách quan và chủ quan cần tiếp cận theo hướng xây dựng và hoàn thiện Chiến lược PCTN sẽ phù hợp hơn. Việc xây dựng và thực hiện Chiến lược sẽ tập trung vào những trụ cột: Dữ liệu, công cụ đánh giá; đề xuất một cơ quan có thẩm quyền chủ trì việc thực hiện Chiến lược (Thanh tra Chính phủ hoặc Ban Nội chính Trung ương).
Phần thực trạng, cần bổ sung nhận định, Chiến lược Quốc gia về PCTN của Việt Nam hiện nay tương đối tốt tuy nhiên chưa có công cụ đánh giá (chỉ số theo dõi và đánh giá).
Phần giải pháp, ngoài vấn đề tham nhũng cần bổ sung nội dung tiêu cực theo quan điểm, định hướng của Đảng đối với việc xây dựng Chiến lược Quốc gia về PCTN 2020 - 2030 sẽ phù hợp hơn.
Theo TS. Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Hành chính, Tổ chức, Viện CL&KHTT, Chương 1 của đề tài hiện nay đang tiếp cận thiên về lý thuyết trong khi Chiến lược Quốc gia về PCTN đã được xây dựng. Do vậy, nội dung Chương 1 cần thay đổi cách tiếp cận theo hướng hoàn thiện Chiến lược PCTN trong giai đoạn tiếp theo sẽ phù hợp hơn.
Ngoài ra, do tình hình tham nhũng hiện nay có những thay đổi về mặt hành vi, cách thức, do vậy đề tài cần có sự so sánh về bối cảnh xây dựng Chiến lược ở hai giai đoạn khác nhau (2005 và 2020) nhằm xác định mục tiêu, nhiệm vụ PCTN thích hợp ở mỗi giai đoạn. Các giải pháp về PCTN cần mở rộng hơn đối với các hình thức tham nhũng mới hiện nay: Tham nhũng về chính sách, lợi ích nhóm…
ThS. Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho rằng, về mặt tổng quan đề tài được chuẩn bị khá tốt. Tuy nhiên, đề tài cần làm rõ quan niệm về cách tiếp cận Chiến lược PCTN: Thứ nhất, quan niệm Chiến lược PCTN được hiểu chính là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN (quyết định chính trị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền). Thứ hai, Chiến lược PCTN được hiểu là nhiệm vụ của Chính phủ.
Bên cạnh đó, cần mở rộng phạm vi PCTN đối với các cơ quan có thẩm quyền nói chung trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Về định hướng xây dựng Chiến lược PCTN, cần căn cứ vào định hướng xây dựng Chiến lược Quốc gia về PCTN giai đoạn 2020 - 2030 nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ Chiến lược Quốc gia về PCTN đặt ra cũng như phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam đã tham gia ký kết.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.
Đông Hà + Thanh Hoa
07:30 15/12/2024(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành