Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Hóa giải” sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra

Thứ bảy, 27/07/2013 - 12:41

(Thanh tra) - Vì sao lại có sự chồng chéo về nội dung, thẩm quyền; làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Đó là vấn đề được các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ tại hội nghị giao ban Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ, ngành Trung ương quý II/2013, diễn ra ngày 26/7.

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên

Một đối tượng, nhiều cơ quan vào thanh tra Theo Thanh tra Chính phủ, công tác phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành Trung ương khá chặt chẽ, đồng bộ. Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra có những bước chuyển biến, tiến bộ, mang lại hiệu quả cho hoạt động của toàn ngành. Trên cơ sở của Luật Thanh tra năm 2010, các bộ, ngành Trung ương và cục, vụ của Thanh tra Chính phủ đã quan tâm phối hợp khi xây dựng, triển khai kế hoạch thanh tra, nên đã hạn chế được sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra.Tuy nhiên, thực tế hiện tượng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra vẫn xảy ra, nhất là giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ; giữa thanh tra các bộ với nhau (Bộ Xây dựng với Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tài chính với Bộ Kế hoạch và Đầu tư…); giữa thanh tra bộ với thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa thanh tra với kiểm toán…Quy định về hoạt động thanh tra đôi khi chưa thống nhất, chưa thực sự phù hợp đối với đặc thù của hoạt động thanh tra chuyên ngành và hành chính; một số quy định, hướng dẫn về hoạt động thanh tra chuyên ngành chậm ban hành. “Thực trạng trên đã gây bức xúc đối với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì có những cơ quan, doanh nghiệp có nhiều đoàn thanh tra vào làm việc trong suốt 1 năm, nên phần nào có ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp”, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp Lê Hồng Lĩnh cho biết.Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: "Sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra là đúng". Ảnh: Thảo Nguyên Theo Thanh tra Chính phủ, nguyên nhân là do một đối tượng thanh tra có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau, chịu sự quản lý, giám sát của nhiều cơ quan quản lý nhà nước; do đó một vụ việc phức tạp, quy mô lớn, có nội dung liên quan đến nhiều bộ, ngành hoặc đối tượng thanh tra thực hiện sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, rất dễ dẫn đến trùng lắp khi xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra.Trong khi đó, sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ, ngành và Kiểm toán Nhà nước khi đề xuất xây dựng kế hoạch thanh tra đôi khi chưa chặt chẽ; phương pháp, cách thức xây dựng chương trình, kế hoạch, lựa chọn đối tượng thanh tra chưa được quy chuẩn bằng một quy trình chặt chẽ và có tính khoa học.Xây dựng cơ chế xử lý chồng chéoChánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phạm Văn Hiền cho biết, thực tế công tác thanh tra nông nghiệp và phát triển đã nảy sinh sự chồng chéo về kế hoạch thanh tra, nội dung thanh tra với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, như trường hợp dự án tại Hưng Yên do cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, nhưng thanh tra tỉnh lại lập kế hoạch thanh tra toàn diện.Nhằm hạn chế sự chồng chép trong hoạt động giữa các cơ quan, ông Hiền đề xuất, Thanh tra Chính phủ chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, cơ quan công an trong xây dựng kế hoạch thanh tra; tăng cường sự điều hành thống nhất trong toàn ngành; đồng thời phải có sự phối hợp để lập đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực cùng chịu sự quản lý của nhiều bộ. Đồng ý kiến, ông Lê Quốc Trung, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, Thanh tra Chính phủ cần sớm tổ chức hội nghị quán triệt định hướng chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm để thanh tra các bộ, ngành chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra của các bộ, ngành mình.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên Kết luận hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh ghi nhận những kết quả đã đạt được của thanh tra các bộ, ngành trên tất các lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Đồng thời chỉ ra thực trạng chồng chéo, trùng lắp về kế hoạch thanh tra, nội dung thanh tra, thẩm quyền thanh tra. "Thời gian qua, tuy có nhiều cải thiện, nhưng sự phối hợp gắn kết giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ, ngành vẫn chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống”, Tổng Thanh tra nói.Để giải bài toán chồng chéo, trùng lắp, Thanh tra Chính phủ sẽ chủ trì, tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra; đưa nội dung xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra vào các nghị định quy định tổ chức và hoạt động thanh tra của một số ngành, dự kiến sẽ ban hành trong thời gian tới. Trước mắt, Tổng Thanh tra giao Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp làm đầu mối trong việc xây dựng kế hoạch năm 2014, đề xuất việc xử lý chồng chéo của Thanh tra Chính phủ và giữa thanh tra các bộ, ngành Trung ương; đồng thời phối hợp với thanh tra các bộ hoàn thành sớm việc xây dựng định hướng kế hoạch thanh tra năm 2014, trình Thủ tướng Chính phủ. “Thanh tra các bộ cũng phải chủ động xây dựng dự kiến kế hoạch thanh tra năm 2014, trong đó chú ý tiêu chí đối tượng, nội dung, thời hạn tiến hành. Thanh tra Chính phủ sẽ định hướng thanh tra có căn cứ để thanh tra các bộ trình Bộ trưởng quyết định. Đối với các ngành có liên quan, thanh tra các bộ nên làm việc với nhau để thống nhất, tránh trùng lắp, chồng chéo. Thanh tra bộ cũng phải làm việc với thanh tra sở về định hướng kế hoạch thanh tra, để thanh tra sở làm việc với thanh tra tỉnh. Nếu thanh tra các bộ có trùng lắp do cùng chức năng, nhiệm vụ quản lý thì phối hợp lập đoàn liên ngành để thực hiện”, Tổng Thanh tra nhấn mạnh.    Một số định hướng công tác thanh tra năm 2014.Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung thanh tra trách nhiệm của một số bộ, ngành trong công tác quản lý nhà nước về: vốn, tài sản; bảo hiểm, thuế, hải quan; quản lý tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu; việc thực hiện chủ trương thu phí và quản lý bảo vệ đường bộ và một số lĩnh vực khác; trong hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng thương mại.Bên cạnh đó, thanh tra đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa thuộc vùng miền núi, khó khăn; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; hỗ trợ hệ thống y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long; việc chấp hành quy định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại một số Tập đoàn, Tổng công ty; doanh nghiệp một thành viên, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có sở hữu vốn nhà nước….Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tập trung việc triển khai Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thanh tra chuyên đề việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, tài nguyên nước đối với các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập trên cả nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi, việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; chính sách lao động tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; chính sách đối với trẻ em.Các bộ, ngành Trung ương tiến hành thanh tra hành chính đối với tổ chức, cá nhân thuộc bộ, ngành theo chỉ tiêu đề ra (khoảng 15-20% đơn vị trực thuộc….Thảo Nguyên

Một đối tượng, nhiều cơ quan vào thanh tra Theo Thanh tra Chính phủ, công tác phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành Trung ương khá chặt chẽ, đồng bộ. Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra có những bước chuyển biến, tiến bộ, mang lại hiệu quả cho hoạt động của toàn ngành. Trên cơ sở của Luật Thanh tra năm 2010, các bộ, ngành Trung ương và cục, vụ của Thanh tra Chính phủ đã quan tâm phối hợp khi xây dựng, triển khai kế hoạch thanh tra, nên đã hạn chế được sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra.Tuy nhiên, thực tế hiện tượng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra vẫn xảy ra, nhất là giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ; giữa thanh tra các bộ với nhau (Bộ Xây dựng với Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tài chính với Bộ Kế hoạch và Đầu tư…); giữa thanh tra bộ với thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa thanh tra với kiểm toán…Quy định về hoạt động thanh tra đôi khi chưa thống nhất, chưa thực sự phù hợp đối với đặc thù của hoạt động thanh tra chuyên ngành và hành chính; một số quy định, hướng dẫn về hoạt động thanh tra chuyên ngành chậm ban hành. “Thực trạng trên đã gây bức xúc đối với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì có những cơ quan, doanh nghiệp có nhiều đoàn thanh tra vào làm việc trong suốt 1 năm, nên phần nào có ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp”, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp Lê Hồng Lĩnh cho biết.Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: "Sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra là đúng". Ảnh: Thảo Nguyên Theo Thanh tra Chính phủ, nguyên nhân là do một đối tượng thanh tra có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau, chịu sự quản lý, giám sát của nhiều cơ quan quản lý nhà nước; do đó một vụ việc phức tạp, quy mô lớn, có nội dung liên quan đến nhiều bộ, ngành hoặc đối tượng thanh tra thực hiện sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, rất dễ dẫn đến trùng lắp khi xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra.Trong khi đó, sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ, ngành và Kiểm toán Nhà nước khi đề xuất xây dựng kế hoạch thanh tra đôi khi chưa chặt chẽ; phương pháp, cách thức xây dựng chương trình, kế hoạch, lựa chọn đối tượng thanh tra chưa được quy chuẩn bằng một quy trình chặt chẽ và có tính khoa học.Xây dựng cơ chế xử lý chồng chéoChánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phạm Văn Hiền cho biết, thực tế công tác thanh tra nông nghiệp và phát triển đã nảy sinh sự chồng chéo về kế hoạch thanh tra, nội dung thanh tra với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, như trường hợp dự án tại Hưng Yên do cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, nhưng thanh tra tỉnh lại lập kế hoạch thanh tra toàn diện.Nhằm hạn chế sự chồng chép trong hoạt động giữa các cơ quan, ông Hiền đề xuất, Thanh tra Chính phủ chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, cơ quan công an trong xây dựng kế hoạch thanh tra; tăng cường sự điều hành thống nhất trong toàn ngành; đồng thời phải có sự phối hợp để lập đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực cùng chịu sự quản lý của nhiều bộ. Đồng ý kiến, ông Lê Quốc Trung, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, Thanh tra Chính phủ cần sớm tổ chức hội nghị quán triệt định hướng chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm để thanh tra các bộ, ngành chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra của các bộ, ngành mình.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên Kết luận hội nghị, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh ghi nhận những kết quả đã đạt được của thanh tra các bộ, ngành trên tất các lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Đồng thời chỉ ra thực trạng chồng chéo, trùng lắp về kế hoạch thanh tra, nội dung thanh tra, thẩm quyền thanh tra. "Thời gian qua, tuy có nhiều cải thiện, nhưng sự phối hợp gắn kết giữa Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ, ngành vẫn chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống”, Tổng Thanh tra nói.Để giải bài toán chồng chéo, trùng lắp, Thanh tra Chính phủ sẽ chủ trì, tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra; đưa nội dung xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra vào các nghị định quy định tổ chức và hoạt động thanh tra của một số ngành, dự kiến sẽ ban hành trong thời gian tới. Trước mắt, Tổng Thanh tra giao Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp làm đầu mối trong việc xây dựng kế hoạch năm 2014, đề xuất việc xử lý chồng chéo của Thanh tra Chính phủ và giữa thanh tra các bộ, ngành Trung ương; đồng thời phối hợp với thanh tra các bộ hoàn thành sớm việc xây dựng định hướng kế hoạch thanh tra năm 2014, trình Thủ tướng Chính phủ. “Thanh tra các bộ cũng phải chủ động xây dựng dự kiến kế hoạch thanh tra năm 2014, trong đó chú ý tiêu chí đối tượng, nội dung, thời hạn tiến hành. Thanh tra Chính phủ sẽ định hướng thanh tra có căn cứ để thanh tra các bộ trình Bộ trưởng quyết định. Đối với các ngành có liên quan, thanh tra các bộ nên làm việc với nhau để thống nhất, tránh trùng lắp, chồng chéo. Thanh tra bộ cũng phải làm việc với thanh tra sở về định hướng kế hoạch thanh tra, để thanh tra sở làm việc với thanh tra tỉnh. Nếu thanh tra các bộ có trùng lắp do cùng chức năng, nhiệm vụ quản lý thì phối hợp lập đoàn liên ngành để thực hiện”, Tổng Thanh tra nhấn mạnh.    Một số định hướng công tác thanh tra năm 2014.Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung thanh tra trách nhiệm của một số bộ, ngành trong công tác quản lý nhà nước về: vốn, tài sản; bảo hiểm, thuế, hải quan; quản lý tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu; việc thực hiện chủ trương thu phí và quản lý bảo vệ đường bộ và một số lĩnh vực khác; trong hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng thương mại.Bên cạnh đó, thanh tra đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa thuộc vùng miền núi, khó khăn; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; hỗ trợ hệ thống y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long; việc chấp hành quy định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại một số Tập đoàn, Tổng công ty; doanh nghiệp một thành viên, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có sở hữu vốn nhà nước….Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tập trung việc triển khai Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ.Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thanh tra chuyên đề việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, tài nguyên nước đối với các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập trên cả nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi, việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; chính sách lao động tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; chính sách đối với trẻ em.Các bộ, ngành Trung ương tiến hành thanh tra hành chính đối với tổ chức, cá nhân thuộc bộ, ngành theo chỉ tiêu đề ra (khoảng 15-20% đơn vị trực thuộc….Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(Thanh tra) - Đó là phát biểu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thông tin về một số vi phạm phổ biến trong các vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế, tiêu cực.

Nam Dũng

16:50 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm