Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hé lộ các khoản lại quả trong 300 triệu USD chi cho phần mềm gián điệp

Ngọc Anh

Thứ năm, 22/07/2021 - 16:47

(Thanh tra) - Hãng AP dẫn lời các điều tra viên chống rửa tiền hàng đầu của Mexico ngày 21/7 cho biết, các quan chức từ các chính quyền trước đây (năm 2012 đến 2018) đã chi khoảng 300 triệu USD tiền ngân sách để mua phần mềm gián điệp từ công ty phần mềm gián điệp NSO Group của Israel.

Mexico có khoảng 700 số điện thoại được cho là mục tiêu giám sát của các khách hàng NSO. Ảnh minh họa: Ramandeep Kaur

Các hóa đơn cho những chương trình như phần mềm gián điệp Pegasus được cho là đã bao gồm các khoản thanh toán vượt mức, có thể đã được chuyển trở lại các quan chức Chính phủ cũ dưới dạng tiền lại quả.

Santiago Nieto, người đứng đầu Đơn vị Tình báo Tài chính của Mexico, cho biết, các thông tin này đang được cung cấp cho công tố viên ở Mexico.

Nieto cho biết, số tiền được trả và cách thức trả đặt ra nghi vấn về sự tham nhũng của Chính phủ trong một chương trình nghe lén điện thoại vốn đã đáng ngờ - nhắm vào các nhà báo, nhà hoạt động và các nhân vật đối lập vào thời điểm đó, bao gồm Tổng thống Andrés Manuel López Obrador và những người thân cận của ông.

“Điều này ám chỉ hoặc ít nhất, giả định về sự tồn tại của các hành vi tham nhũng, bằng cách bán (phần mềm gián điệp) với giá cao cho Chính phủ trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2018”, Nieto nói.

Tổng thống López Obrador nhậm chức vào ngày 1/12/2018 và tuyên bố sẽ không bao giờ sử dụng phần mềm gián điệp. Nieto cho biết, không có giao dịch nào được phát hiện trong chính quyền hiện tại.

Mexico có danh sách lớn nhất - khoảng 700 số điện thoại - trong hàng nghìn số được cho là được các khách hàng của NSO lựa chọn để giám sát tiềm năng.

Một số vụ mua bán có thể đã xảy ra dưới thời cựu Bộ trưởng An ninh Genaro García Luna, người đang bị giam giữ ở Mỹ vì tội bao che cho hoạt động buôn lậu ma túy và nhận hàng triệu USD hối lộ từ trùm ma túy Joaquin “El Chapo” Guzman. Những thương vụ khác xảy ra trong chính quyền của cựu Tổng thống Enrique Peña Nieto. Một trong những quan chức an ninh hàng đầu của ông là Tomas Zerón sau đó đã trốn sang Israel.

Trước các báo cáo rằng Israel đã không quan tâm đến việc dẫn độ Zerón để đối mặt với các cáo buộc trong một vụ án khác ở Mexico, Đại sứ của Israel tại Mexico, Zvi Tal, hôm 20/7 cho biết, quá trình này đang được tiến hành.

“Israel không tính đến các cân nhắc chính trị trong thủ tục dẫn độ... Mục tiêu của cuộc đối thoại giữa các cơ quan tương ứng của Israel và Mexico là để đảm bảo rằng, yêu cầu dẫn độ được đệ trình và xem xét một cách hợp lý. Không có sự chậm trễ nào về phía Israel”, ông Zvi Tal viết.

Ảnh minh họa: business-standard

Các vụ việc liên quan đến phần mềm gián điệp Pegasus do NSO Group của Israel phát triển hiện đang rất được quan tâm. Pegasus có thể ghi lại các cuộc trò chuyện sử dụng camera, xác định vị trí của người dùng điện thoại, truy cập các tệp tin, các cuộc trò chuyện qua SMS, kể cả dịch vụ nhắn tin được mã hóa.

Công cụ giám sát tinh vi này đang bị cáo buộc được sử dụng để theo dõi các nhà báo nổi tiếng, các nhà hoạt động dân chủ, chống tham nhũng và luật sư từ các quốc gia trong đó có Azerbaijan, Pháp, Hungary, Ấn Độ...

Phần mềm này đã làm gia tăng mối lo ngại về việc chính phủ một số nước sự lạm dụng nó đối với những người bất đồng quan điểm. Theo một danh sách bị rò rỉ, có khoảng 50.000 số điện thoại di động từ hơn 50 quốc gia trở thành mục tiêu giám sát.

Group của Israel bị “đưa vào tầm ngắm” từ năm 2016, khi phần mềm của công ty được cho là được sử dụng để chống lại một nhà hoạt động nhân quyền ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và một nhà báo ở Mexico.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm