Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/09/2016 - 14:30
Đó là thông tin đáng chú ý được GS Nguyễn Đăng Dung (nguyên Trưởng Bộ môn Luật hành chính hiến pháp, khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa ra tại Hội thảo tham vấn dự thảo luật phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi trong ngày 8-9, tại TP Đà Nẵng.
GS Nguyễn Đăng Dung phát biểu tại hội thảo. Ảnh: LÊ PHI
GS Dung nói, có thể thấy rõ tham nhũng có mối liên hệ không thể tách rời với quyền lực và việc sử dụng quyền lực.
“Tham nhũng như là bệnh dịch của con người khi có quyền lực nhà nước. Cuộc chiến đối với tham nhũng không thể có hiệu quả nếu như chúng ta chỉ dừng lại ở những sự hô hào và kêu gọi sự nâng cao đạo đức, sự liêm chính của các quan chức nhà nước, mà phải có biện pháp cụ thể quyết liệt khác mang tầm quốc gia” - GS Dung cho hay.
GS Nguyễn Đăng Dung cho rằng khi đã coi tham nhũng như là “bệnh dịch” thì phải phòng, chống nó như phòng, chống bệnh dịch.
Bệnh dịch tham nhũng là bệnh gì? Theo GS Dung đó là bệnh tham quyền cố vị, dùng quyền lực nhà nước để mưu lợi cho cá nhân và cho những người thân cận.
“Phòng, chống bệnh dịch trên cơ thể người thì có biện pháp tiêm "vaccine" phòng bệnh dịch vào cơ thể. Muốn phòng chống tham nhũng của Nhà nước, thì phải tiêm "vaccine" cho Nhà nước, khoanh vùng có nguy cơ tham nhũng cao và phải làm trong sạch môi trường. Đó là những biện pháp tăng sự liêm chính và sự giải trình của các quan chức nhà nước” - GS Dung cho biết.
GS Dung cho rằng các quyền của nhà nước không nên trao một cách trọn gói và hoàn hảo từ A đến Z cho bất kể một nhánh quyền lực nào hoặc một người nào nắm giữ, mà phải được phân định thành nhiều công đoạn.
“Lấy công đoạn quyền lực nọ kiềm chế công đoạn quyền lực kia. Phần lớn quyền lực vẫn có thể giao cho một chủ thể thực hiện nhưng một phần nhỏ của quyền lực ấy phải giao cho chủ thể khác nắm giữ, tức là mầm bệnh quyền lực đã được làm cho yếu đi, tạo ra thế tự kiểm tra một cách mặc nhiên giữa chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước” - GS Dung nêu ý kiến.
Theo LÊ PHI/PLO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.
Đông Hà + Thanh Hoa
07:30 15/12/2024(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.
Đông Hà
20:01 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà