Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

EU và gói cứu trợ kinh tế hậu COVID-19: Biện pháp nào chống tham nhũng?

Trần Minh Tuấn (Theo Euronews)

Thứ tư, 29/07/2020 - 16:35

(Thanh tra) - Một khoản tiền khổng lồ, 1,8 nghìn tỷ euro, đã được các nhà lãnh đạo EU dành ra để hồi sinh nền kinh tế của khối trong vòng bảy năm tới.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels. Ảnh: John Thys / AP

Tuy nhiên, một khoản tiền khổng lồ như vậy lại làm dấy lên những lo ngại về nạn tham nhũng.

Cơ quan Chống gian lận châu Âu (OLAF) nói rằng những đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng sẽ tập trung vào các dự án lớn và phức tạp của EU, chủ yếu trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng; nghiên cứu và phát triển.

Nhưng cơ quan này gần đây đã thành lập một trung tâm để chia sẻ thông tin về các âm mưu, kế hoạch tham nhũng xuyên biên giới và hiện đang đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức chống tham nhũng.

"Rõ ràng là các đối tượng có ý định tham nhũng sẽ bị thu hút bởi gói cứu trợ khổng lồ này", ông Ernesto Bianchi, Phó Tổng Giám đốc của OLAF, nói.

Mặc dù gói cứu trợ có thể sẽ là “miếng mồi ngon” cho những kẻ có ý định phạm tội, nhưng điều đó không nhất thiết là vấn đề tham nhũng của EU sẽ trở nên trầm trọng hơn. Ông Bianchi cho biết, cơ quan của ông đang làm việc hết sức mình để đảm bảo khoản cứu trợ quý giá không rơi vào tay kẻ xấu.

Văn phòng Công tố Châu Âu (EPPO) hy vọng sẽ vạch trần các âm mưu tham nhũng ngay khi cơ quan này đi vào hoạt động vào mùa thu năm nay. Cơ quan này đánh dấu một cột mốc quan trọng sau khi đã bổ nhiệm thành công tất cả 22 công tố viên.

Công việc của EPPO sẽ hỗ trợ cho OLAF, cơ quan có chức năng điều tra và tư vấn. EPPO sẽ có thể thực hiện các cuộc điều tra hình sự và truy tố hình sự được giám sát bởi 22 công tố viên.

Cũng có những lo ngại về các việc sử dụng quỹ cứu trơ và các tiêu chuẩn về dân chủ, cụ thể là liệu hai vấn đề này có nên được liên kết với nhau hay không.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Hội đồng Châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt ra các điều kiện tiếp cận để nguồn vốn ngân sách của EU.

Nhưng văn bản được các nhà lãnh đạo EU đồng ý sau hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 21 tháng 7 đã bị chỉ trích vì không đủ nghiêm ngặt và chặt chẽ.

Thành viên người Hà Lan của Nghị viện châu Âu, ông Kati Piri, nói: "Tôi nghĩ rằng việc chúng ta đang thảo luận về các cách giải thích về những gì hội đồng thực sự đồng ý về vấn đề pháp quyền là không nên.”

"Tất cả chúng ta đều biết rằng văn bản đã không còn chặt chẽ như lúc đầu và chúng ta cũng đã biết các cách giải thích văn bản khác nhau của các nhà báo, các nhà lãnh đạo EU, thậm chí bởi các giáo sư luật của EU. Đối với Nghị viện châu Âu, rõ ràng là vấn đề này phải được làm rõ trước khi chúng ta có thể thống nhất về vấn đề ngân sách".

Nhưng một số quốc gia phủ nhận mối liên hệ giữa việc tiếp cận quỹ và tôn trọng các tiêu chuẩn dân chủ.

"Đó là một chiến thắng to lớn", ông Tamás Deutsch, một thành viên người Hungary của Nghị viện châu Âu, cho biết. Ông cũng nói thêm rằng, vấn đề pháp quyền và sự bảo vệ lợi ích tài chính của EU là không liên quan tới nhau.

Những người khác nghĩ rằng các nhà lãnh đạo EU đã thực sự dụ Hungary và Ba Lan ký bản tuyên bố cuối cùng, cho phép Hội đồng châu Âu đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt đối với những người phá vỡ quy tắc.

"Rõ ràng là Hội đồng châu Âu đã kết luận rằng các quỹ này cần được bảo vệ thông qua các điều kiện và các biện pháp chống gian lận mạnh mẽ hơn", ông Nicholas Aiossa, Phó Giám đốc Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết.

Nhưng ông cũng nói rằng, các biện pháp chống gian lận kia có mối quan hệ như thế nào tới pháp quyền: "Nó phụ thuộc vào cách giải thích và phụ thuộc vào việc bạn là người bi quan hay lạc quan."

Một điều rõ ràng - cơ chế pháp quyền của gói cứu trợ sẽ chưa sẵn sàng vào thời điểm các khoản thanh toán đầu tiên của quỹ này được thực hiện vào đầu năm 2021.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm