Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 30/01/2023 - 23:02
(Thanh tra) - Theo kế hoạch, hồ sơ Dự thảo Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 trình Chính phủ phải được hoàn thiện trước ngày 31/3/2023.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030. Ảnh: Đ.X
Ngày 30/1, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 Lê Minh Khái đã ký quyết định ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Theo đó, Ban Chỉ đạo sẽ chỉ đạo xây dựng đề cương chi tiết của Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030; chỉ đạo xây dựng Dự thảo Chiến lược.
Dự thảo Chiến lược này bảo đảm bao quát các nội dung chủ yếu: Bối cảnh, quan điểm, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể; nhiệm vụ, giải pháp trên các mặt công tác phòng chống tham nhũng.
Cụ thể là, hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế - xã hội và phòng chống tham nhũng; tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, xây dựng văn hoá liêm chính; phòng ngừa tham nhũng trong khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước; phát hiện, xử lý tham nhũng; thu hồi tài sản tham nhũng; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng; hợp tác quốc tế, thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Dự thảo Chiến lược còn phải bảo đảm lộ trình và việc thực hiện (bao gồm khung kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược).
Theo kế hoạch hoạt động, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động của Ban Chỉ đạo; chủ trì, kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo; trình Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Phó trưởng Ban Thường trực có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức các cuộc họp Ban Chỉ đạo; chủ trì chỉ đạo tổ công tác liên ngành xây dựng đề cương, dự thảo nội dung chiến lược và chuẩn bị hồ sơ, thủ tục báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo để trình Chính phủ ban hành chiến lược.
Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ phối hợp với Phó Trưởng ban Thường trực giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; tham gia chỉ đạo việc xây dựng đề cương, dự thảo nội dung chiến lược và việc chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ ban hành chiến lược.
Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành trực tiếp chỉ đạo, điều hành Tổ Công tác liên ngành thực hiện việc xây dựng đề cương, dự thảo nội dung chiến lược và chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thành lập Tổ Công tác liên ngành, giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng chiến lược.
Tổ Công tác liên ngành xây dựng đề cương chi tiết, xin ý kiến các thành viên trong Ban Chỉ đạo và trình Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Trưởng ban Thường trực phê duyệt, xong trước ngày 30/1/2023.
Tổ Công tác liên ngành xây dựng Dự thảo Chiến lược và chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ, xin ý kiến các thành viên trong Ban Chỉ đạo và trình Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Trưởng ban Thường trực xét duyệt, xong trước ngày 10/3/2023.
Ban Chỉ đạo họp thảo luận, thông qua Dự thảo Chiến lược và hồ sơ trình Chính phủ, dự kiến vào ngày 15/3/2023.
Sau đó, hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ trước ngày 31/3/2023.
Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam làm Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành giúp việc Ban Chỉ đạo
Cũng trong ngày 30/1, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2030 Lê Minh Khái đã ký quyết định thành lập Tổ Công tác liên ngành giúp việc Ban Chỉ đạo.
Tổ Công tác liên ngành giúp việc này do Phó Tổng Thanh tra Bùi Ngọc Lam làm Tổ trưởng.
Các tổ phó có ông Hoàng Thái Dương, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng và ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ.
Cạnh đó, có 37 thành viên là lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của các bộ, ngành như: Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Quốc hội; Bộ Ngoại giao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Tổ chức Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Viện KSND Tối cao; TAND Tối cao, Bộ Công an….
Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
Các thành viên trong Tổ Công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo phân công của Tổ trưởng Tổ Công tác.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.
Trần Kiên
07:00 23/11/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Bùi Bình
06:00 23/11/2024Nhật Minh
13:57 22/11/2024Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam