Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cựu Tổng thống Mauritania bị buộc tội tham nhũng

Ngọc Bích

Thứ sáu, 12/03/2021 - 11:19

(Thanh tra) - Thẩm phán Tòa án Nouakchott (Thủ đô của Mauritania) ngày 11/3 đã buộc cựu Tổng thống Mohamed Ould Abdel Aziz và khoảng 10 người khác tội tham nhũng, sau cuộc điều tra về thời gian cầm quyền kéo dài một thập kỷ của ông.

Cựu Tổng thống Mauritania Mohammed Ould Abdel Aziz. Ảnh: REUTERS/LUDOVIC MARIN

Động thái này đánh dấu bước mới nhất trong sự sụp đổ của ông Aziz - một cựu tướng lĩnh từng nắm quyền ở bang Sahara vào năm 2008. Cuộc điều tra đối với ông Aziz bắt đầu vào năm ngoái, khi các cơ quan chức năng tiến hành xem xét các vấn đề tài chính của ông.

Mohameden Ould Icheddou, một trong những luật sư của ông Aziz, xác nhận thông tin với AFP rằng, theo yêu cầu của công tố viên nhà nước, thẩm phán tuyên bố đặt ông Aziz cùng một trong những con rể của ông, 2 cựu thủ tướng, 5 cựu bộ trưởng và 4 doanh nhân dưới sự giám sát tư pháp.

Luật sư này nói thêm, thân chủ của mình từ chối trả lời các câu hỏi từ thẩm phán, tuyên bố quyền miễn trừ theo Hiến pháp Mauritania.

Ông Aziz, 64 tuổi, đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2008 và phục vụ 2 nhiệm kỳ Tổng thống trước khi được kế nhiệm vào tháng 8/2019 bởi ông Mohamed Ould Cheikh El Ghazouani - Tổng thống hiện tại của Mauritania, từng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng của ông Aziz.

Năm 2020, Quốc hội Mauritania đã thành lập một ủy ban điều tra nghi vấn tham nhũng dưới thời ông Aziz.

Trong đó, bao gồm điều tra việc xử lý doanh thu từ dầu mỏ, việc bán tài sản nhà nước, việc phá sản của một công ty cung cấp thực phẩm thuộc sở hữu công và các hoạt động của một công ty đánh cá Trung Quốc.

Cảnh sát đã tạm giữ ông Aziz vào tháng 8/2020 để thẩm vấn phục vụ điều tra, và sau đó tiến hành tước hộ chiếu của ông.

Tuy nhiên, cựu Tổng thống đã từ chối trả lời các câu hỏi thẩm vấn.

“Tôi là nạn nhân của một vụ dàn xếp, nhưng tôi sẽ tự bảo vệ mình”, ông Aziz nói sau khi được thả ra từ vụ bắt giữ hồi tháng 8.

Ông Mohammed Ould Abdel Aziz trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống mới đắc cử Mohamed Ould Cheikh El Ghazouani tại một trung tâm hội nghị ở Nouakchott, ngày 1/8/2019. Ảnh: AFP

Sau nhiều tháng của cuộc điều tra, ông Aziz tiếp tục được triệu tập vào ngày 10/3 để điều trần với công tố viên bang - người đã thẩm vấn khoảng 30 người được cho là có liên quan trước khi quyết định yêu cầu buộc tội khoảng 10 người.

Trong khi đó, các luật sư bào chữa của cựu Tổng thống Aziz nói rằng vụ án là một sự "xâm phạm danh dự".

Công tố viên Ahmedou Ould Abdallahi cho biết, ông không đề nghị thẩm phán tạm giữ Aziz vì vụ kiện chống lại ông có thể sẽ kéo dài.

Abdallahi nói thêm rằng, tiền mặt và tài sản - bao gồm công ty, căn hộ và xe cộ - trị giá khoảng 96 triệu euro (115 triệu USD) đã bị thu giữ như một phần của cuộc điều tra.

Trong số đó, khoản tiền tương đương khoảng 67 triệu euro (80 triệu USD) thuộc về một trong những nghi phạm mà công tố viên không nêu tên.

Về phía Aziz, ông nhiều lần từ chối trả lời các câu hỏi thẩm vấn. Ông đã bỏ qua lời kêu gọi cung cấp lời khai trước cuộc điều tra của Quốc hội về nghi án tham nhũng đối với ông vào đầu tháng 7/2020.

Tuy nhiên, các nghị sĩ Mauritania đã nhanh chóng thông qua đạo luật thành lập Tòa án Công lý cấp cao được trao quyền để xét xử các tổng thống và bộ trưởng trong các vụ án “bội tín cao”.

Trong khi đó, nhóm pháp lý của ông Aziz khẳng định rằng Hiến pháp Mauritania bảo vệ cựu Tổng thống khỏi bị truy tố.

Vào tháng 8/2020, cuộc điều tra của Quốc hội đã chính thức chuyển báo cáo về các vấn đề của cựu Tổng thống cho Văn phòng Công tố Nhà nước.

Động thái này đã thúc đẩy một cuộc cải tổ Chính phủ ở Mauritania, với việc Tổng thống Ghazouani thay thế 4 Bộ trưởng có tên trong cuộc điều tra.

Tháng 12/2020, ông Aziz mất quyền lãnh đạo Đảng Liên minh Cộng hòa do ông thành lập.

Một nguồn tin của AFP cho biết, danh sách các cáo buộc chống lại ông Aziz rất dài, bao gồm rửa tiền, tham nhũng và cản trở công lý.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm