Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cựu điều tra viên nhận 11 năm tù vì tham nhũng

Hoài Phương

Thứ ba, 18/01/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Một cựu điều tra viên của Ủy ban Bài trừ tham nhũng Indonesia (KPK) đã bị kết án 11 năm tù vì nhận 11,5 tỷ Rp (802.000 USD) tiền hối lộ.

Cựu điều tra viên KPK Stepanus Robin Pattuju (bên trái), nói chuyện với luật sư của mình trong phiên điều trần tại Tòa án Chống tham nhũng Jakarta, ngày 12/1/2022. (Ảnh Beritasatu / Joanito De Saojoao)

Stepanus Robin Pattuju là một cảnh sát được biệt phái sang KPK. Theo Hội đồng Thẩm phán tại Tòa án Chống tham nhũng Jakarta, cựu điều tra viên KPK Stepanus Robin Pattuju bị kết tội nhận tiền từ một số cá nhân, là đối tượng điều tra tham nhũng của Ủy ban, để đổi lại việc hủy bỏ vụ án đối với họ.

Ngoài án tù, Stepanus được lệnh phải hoàn trả 2,3 tỷ Rp cho ngân khố nhà nước trong vòng 1 tháng sau khi kết án cuối cùng và có giá trị ràng buộc. Nếu không thực thi, các cơ quan chức năng sẽ thu giữ tài sản của Stepanus, Hội đồng Thẩm phán cho biết.

“Nếu bị cáo không có đủ nguồn lực để trả khoản tiền này, bản án của bị cáo sẽ được cộng thêm một năm rưỡi nữa”, Chủ tọa phiên tòa Djuyamto nói.

Cũng trong vụ án, Tòa án Chống tham nhũng đã kết tội luật sư Maskur Husain. Tại phiên điều trần riêng biệt, Maskur Husain đã phải nhận 9 năm tù và được lệnh hoàn trả 9,2 tỷ Rp số tiền bất chính cho nhà nước.

Về vai trò của Maskur, tòa án cho biết, vị luật sư này đã tích cực khuyên các nghi phạm đưa hối lộ hoặc móc nối để họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ Stepanus.

Cả Maskur và Stepanus đều đã nhận tiền hối lộ từ các nghi phạm đang là đối tượng điều tra của KPK.

Stepanus bị đưa vào danh sách tình nghi tham nhũng từ tháng 4 năm ngoái vì cáo buộc nhận hối lộ từ một Thị trưởng ở Bắc Sumatra - người bị truy tố trong một vụ tham nhũng.

Theo hồ sơ vụ án, Thị trưởng thành phố Tanjungbalai M Syahrial đã đến gặp Stepanus để đề nghị giúp hủy bỏ một vụ án tham nhũng tại chính quyền thành phố. Stepanus được cho là đã nhận 1,3 tỷ Rp từ Syahrial.

Chủ tịch KPK Firli Bahuri cho biết, vào thời điểm đó, Stepanus đã chia sẻ số tiền bất chính với Maskur. Tiền đã được gửi qua nhiều lần chuyển khoản - ít nhất 59 lần - kể từ tháng 10/2020.

Điều tra sâu hơn cho thấy, với cách thức tương tự, điều tra viên và luật sư này đã nhận hối lộ của nhiều người.

Đáng chú ý trong đó là vụ việc liên quan đến chính trị gia cấp cao của Đảng Golkar và là cựu Phó Chủ tịch Hạ viện Azis Syamsuddin.

Theo cáo trạng, khi biết mình cùng tòng phạm Aliza Gunado - một thành viên khác của Đảng Golkar - bị tình nghi có liên quan đến một vụ án tham nhũng tại tỉnh Trung Lampung hồi năm 2017, ông Azis đã tìm cách lọt khỏi danh sách tình nghi của KPK.

Azis đã đưa hối lộ 3,09 tỷ Rupiah (213.880 USD) và 36.000 USD vào năm 2020 cho điều tra viên Stepanus và luật sư Maskur Husain trong nhiều đợt, từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021.

Azis bị KPK bắt giữ tại nhà riêng ở thành phố Nam Jakarta vào tối 24/9/2021 sau khi từ chối lệnh triệu tập thẩm vấn phục vụ cuộc điều tra với lý do đang cách ly COVID-19. Tuy nhiên, các nhà điều tra của KPK phát hiện ra rằng, chính trị gia này đã gian dối khi có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm