Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chúng ta cùng chung một ý chí!

Trà Vân (Thực hiện)

Thứ tư, 02/02/2022 - 06:36

(Thanh tra) - Tổng Bí thư là một con người rất mẫu mực, là một tấm gương về nhiều mặt và có một quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng rất cao, rất sắt đá. Điều ấy đã truyền lửa đến các thành viên, thủ trưởng các cơ quan đấu tranh chống tham nhũng như thanh tra, kiểm tra, điều tra rồi truy tố, xét xử.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình

Nhờ có việc truyền lửa, truyền quyết tâm chính trị của Đảng, của người đứng đầu của Đảng, của đất nước cho từng thành viên và cho từng cơ quan và qua đó đến từng cán bộ điều tra viên, thanh tra viên, rồi các thẩm phán. Chúng ta cùng chung một ý chí! - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao khẳng định về những thành quả của công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua.

+ Thưa ông, công tác cải cách tư pháp đã góp phần hoàn thiện hạ tầng pháp lý, hệ thống pháp luật để đảm bảo cho việc tổ chức cuộc đấu tranh chống tội phạm nói chung và chống tham nhũng nói riêng ra sao?

- Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình: Có thể nói là, kết quả của Chiến lược Cải cách tư pháp do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ 2008 đến nay cũng có ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao hiệu quả của cơ chế chống tham nhũng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay.

Những kết quả đó được thể hiện, từ chủ trương của Đảng và sau đó đã được hiến định, đã được quy định trở thành Hiến pháp, xác định tòa án là trung tâm của hoạt động tư pháp, và nhiệm vụ cải cách tư pháp là phải đảm bảo cho vai trò trung tâm của tòa án. Do xác định là trung tâm của hoạt động tư pháp, cho nên Đảng đã đặc biệt quan tâm đến việc tiến hành những nội dung cải cách tư pháp trong hệ thống tòa án nói riêng và trong các cơ quan tư pháp nói chung.

Theo đó, chúng ta đã hoàn thiện ngày càng tốt hơn hạ tầng pháp lý, các hệ thống pháp luật để đảm bảo cho việc tổ chức cuộc đấu tranh chống tội phạm nói chung và chống tham nhũng nói riêng tốt hơn. Ví dụ, trong thời gian vừa qua, sau khi ban hành Hiến pháp mới (Hiến pháp 2013), chúng ta đã ban hành hơn 70 đạo luật về tư pháp khác nhau. Trong đó có những đạo luật rất quan trọng như Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự. Những đạo luật này đã trở thành công cụ, hành lang pháp lý cho công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Luật Hình sự, lần đầu tiên chúng ta quy định tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân. Chúng ta cũng đã đặt ra những tội danh liên quan đến tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp, và đưa ra những mức án rất nghiêm khắc có tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với tội phạm tham nhũng. Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý cũng đặt ra những yêu cầu để mở đường cho những người tố giác tội phạm, hợp tác với cơ quan điều tra và tạo điều kiện cho việc thu hồi tài sản. Ví dụ, đối với tội tham nhũng, tham ô, hối lộ, nếu án tử hình nhưng đã trả lại 3/4 tài sản tham nhũng thì có thể được giảm án.

Hay là, những người đưa hối lộ vì một lý do gì đấy, nhưng tố giác tội phạm, hợp tác tốt với cơ quan điều tra thì miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây có thể nói là hành lang pháp lý tập trung vào việc xử lý những quan chức tham nhũng, chứ không phải là những người dân phải đưa hối lộ. Đây là những tinh thần mới của hệ thống pháp lý.

Việc thứ hai của cải cách tư pháp, trong đó có xây dựng tòa án, là chúng ta cũng đã xây dựng bộ máy của các cơ quan tiến hành tố tụng khoa học hơn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Ví dụ, tăng cường trách nhiệm cho các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện được xử án ở mức cao hơn. Hay là chuyển viện kiểm sát và tòa án từ ba cấp truyền thống trở thành bốn cấp, để tăng cường chức năng hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Đây cũng là một chuyển đổi mới.

Thành tựu thứ ba, rất quan trọng, là Chiến lược Cải cách tư pháp đã tập trung vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp. Đây là đội ngũ quyết định chất lượng của nền tư pháp, chất lượng của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đây là một thành tựu quan trọng.

Thành tựu thứ tư của cải cách tư pháp, là chúng ta đã quan tâm đầu tư, tăng cường tiềm lực cho các cơ quan tư pháp từ trang bị, phương tiện, xe cộ, công nghệ thông tin, rồi các thiết bị khác. Có thể nói là chưa lúc nào cơ quan điều tra, cơ quan truy tố, cơ quan xét xử được quan tâm đầu tư trang bị và các điều kiện đảm bảo tốt như bây giờ. Và chúng ta cũng tiệm cận trong nhiều lĩnh vực với trình độ của thế giới. Đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao, mà không có trang bị về công nghệ cao, về máy tính, thì không thể đáp ứng được.

Thành công nữa của Chiến lược Cải cách tư pháp là chúng ta đã tăng cường được hợp tác quốc tế. Có thể nói các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam đã tham gia một cách rất chủ động trong các chế định tư pháp quốc tế. Ví dụ, tham gia Interpol, Hiệp hội Chánh án ASEAN, Cộng đồng Công tố viên quốc tế.

Còn một thành công nữa của tiến trình cải cách tư pháp, phải nói là chúng ta đã đề cao vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm như: Huy động được người dân tham gia đấu tranh chống tội phạm, huy động được người dân trong việc giám sát quyền lực, giám sát các hoạt động tư pháp. Chính sự giám sát của người dân cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho quá trình tố tụng được diễn ra một cách đúng đắn, đúng pháp luật.

+ Những thành tựu của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua, ông có đánh giá như thế nào và ngành Toà án có bị áp lực?

Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình: Có thể nói trong đấu tranh chống tham nhũng thì nhiệm kỳ vừa qua chúng ta có rất nhiều thành tựu. Phải nói là rất nhiều những kinh nghiệm tốt, kết quả tốt.

Chúng ta đã đưa ra xét xử được những vụ án có quy mô rất lớn, đây là một thành công. Bị thiệt hại hàng ngàn tỉ, nhất là các vụ án liên quan đến ngân hàng.

Thành công thứ hai là chúng ta cũng đã đưa ra truy tố, xét xử những đối tượng có vị trí rất cao trong xã hội. Xưa nay thì chúng ta, có thể nói là chưa có lúc nào mà có những đối tượng, thậm chí cả Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng bị đưa ra tòa.

Một thành công nữa của công cuộc đấu tranh là tòa án đã đưa ra các bản án rất nghiêm khắc đối với các đối tượng tham nhũng, chủ mưu cầm đầu, nhưng cũng rất nhân văn đối với những người làm công ăn lương lần đầu phạm tội và không được hưởng lợi từ các tài sản tham nhũng. Đây là tạo cho người ta một con đường hoàn lương để có thể quay trở lại lương thiện, cống hiến tốt hơn cho xã hội. Các vụ án ngân hàng vừa qua là như vậy. Các cháu mới ra trường, phải làm theo lời của cấp trên, buộc phải làm việc gì sai, nhưng hoàn toàn không hưởng lợi thì tòa án phân hóa rất mạnh mẽ.

Một thành công nữa của công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, qua các bản án của tòa, là phải nói đến việc thu hồi tài sản. Thông qua các phán quyết của tòa án thì tỉ lệ thu hồi tài sản của chúng ta rất lớn, thậm chí có những vụ án gần như là thu hồi được 100%. Có những vụ tham nhũng như AVG chẳng hạn, chúng ta thu hồi được hết. Đây là những thành công.

Và một trong những thành công rất đáng được ghi nhận, là sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể nói là tòa chủ động trong việc phối hợp. Cho nên tất cả các vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo thì chúng tôi đều đưa ra xét xử trước thời hạn luật định. Thông thường, luật yêu cầu từ khi nhận hồ sơ cho đến khi đưa ra xét xử là phải hai tháng, nhưng đối với các vụ án này thì có khi có những vụ chỉ chưa đầy một tháng là đưa ra xét xử rồi.

Tôi cho rằng, áp lực của các thẩm phán là làm sao phải có hiểu biết rộng, phải nghiên cứu tài liệu cặn kẽ và đưa ra phán quyết tâm phục khẩu phục. Điều mà chúng tôi lo là mỗi bản án được ban hành mà không khuất phục được tội phạm, không thuyết phục được nhân dân thì không thành công. Chính vì vậy, đây là một áp lực. Thế còn vị trí của các bị cáo thì tôi lại không nghĩ đấy là áp lực. Anh em thì bản lĩnh, tôi lo lắng là làm sao phải làm cho nó chuẩn chỉ, cho nó đúng, đúng người đúng tội, rất là thuyết phục nhân dân, rất là nghiêm khắc nhưng cũng rất là nhân văn.

+ Thưa ông, có thể nói là thành công của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ vừa qua thì không thể không nói đến vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là người đứng đầu - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây có phải là kinh nghiệm của các nước không, thưa ông?

- Uỷ viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình: Có thể nói là kinh nghiệm của chúng ta, cũng như là của thế giới. Tất cả các quốc gia mà đấu tranh chống tham nhũng thành công, thì cuộc đấu tranh này phải gắn với quyền lực cao nhất của quốc gia. Chúng ta cũng thế, không nằm ngoài quy luật này. Muốn đấu tranh chống tham nhũng thì phải là quyền lực cao nhất, và quyền lực cao nhất của chúng ta chính là Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư là một con người rất mẫu mực, là một tấm gương về nhiều mặt và có một quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng rất cao, rất sắt đá. Điều ấy đã truyền lửa đến các thành viên, thủ trưởng các cơ quan đấu tranh chống tham nhũng như thanh tra, kiểm tra, điều tra rồi truy tố, xét xử. Nhờ có việc truyền lửa, truyền quyết tâm chính trị của Đảng, của người đứng đầu của Đảng, của đất nước cho từng thành viên và cho từng cơ quan và qua đó đến từng cán bộ điều tra viên, thanh tra viên, rồi các thẩm phán. Chúng ta cùng chung một ý chí!

Đấy là nói về ý chí chính trị, quyết tâm chính trị. Còn về chỉ đạo thì rất cụ thể, rất sát với phương châm là “không chừa một ai”. Cho đến giờ này là chúng ta đã nói và làm được, dân tin. Rõ ràng là không có vùng cấm, những vụ án vừa qua là minh chứng cho kết luận này, phương châm đấu tranh là như vậy. Còn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngoài việc chỉ đạo trong từng vụ án cụ thể, cũng đặc biệt quan tâm đến các hoạt động phòng ngừa như xây dựng pháp luật trong việc phòng ngừa, ban hành các quy định của Đảng về cán bộ, về nêu gương, về kỉ cương kỉ luật…

Tất cả những quy định của Đảng trong nhiệm kỳ vừa qua đều có tác dụng phòng ngừa tham nhũng. Thông qua các hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thì định kì có các đoàn kiểm tra đến các địa phương, đến các cơ quan tiến hành tố tụng, theo các chủ đề khác nhau tùy từng năm. Có năm thì kiểm tra về thu hồi tài sản, có năm thì kiểm tra về công tác đấu tranh chống tham nhũng, có năm thì kiểm tra về công tác điều tra… Các chủ đề có tính chuyên nghiệp như vậy, rất sâu, cho nên đôn đốc được các Bộ, ngành, địa phương. Dần dần chúng ta đã khắc phục được tình trạng trên nóng dưới lạnh. Bây giờ thì như đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã nói, là trên thì rất quyết liệt và dưới cũng đã ấm lên.

Có thể nói, nỗ lực này là của tất cả thành viên Ban Chỉ đạo, nỗ lực của tất cả điều tra viên, kiểm sát viên, thanh tra viên và trong đó có thẩm phán.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm