Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 17/12/2021 - 19:08
(Thanh tra) - Là đề tài khoa học cấp bộ của ThS. Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ đánh giá đặt yêu cầu, đủ điều kiện để nghiệm thu chính thức.
Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ đánh giá Đề tài "Chiến lược Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam - Lý luận và thực tiễn" đạt yêu cầu, đủ điều kiện để nghiệm thu chính thức. Ảnh: TH
Trình bày kết quả nghiên cứu đề tài, Th.S Phạm Thị Thu Hiền cho biết, đề tài được nghiên cứu ba nội dung chính: Cơ sở lý luận về Chiến lược Phòng, chống tham nhũng; Nội dung về kết quả thực thi Chiến lược Phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Việt Nam; Quan điểm, giải pháp cho việc xây dựng và thực hiện Chiến lược Phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2022 - 2030 của Việt Nam.
Kết quả đề tài đã làm rõ thực trạng thực thi Chiến lược Phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Việt Nam; phân tích và làm rõ những kết quả đạt được và hạn chế của thực trạng thực thi các nhóm giải pháp của Chiến lược Phòng, chống tham nhũng…
Đánh giá chung về kết quả thực hiện Chiến lược Phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Việt Nam, đề tài chỉ ra rằng, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng của Chiến lược được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện và có chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng; giai đoạn 3 của Chiến lược (2016-2020), hiệu lực, hiệu quả thực thi đã có những cải thiện rất đáng kể, nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng được đưa ra xét xử; việc thực hiện Chiến lược đã đem lại những hiệu quả tác động tích cực về kinh tế, về chính trị - xã hội, về văn hóa…
Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài cũng phân tích làm rõ những hạn chế trong kết quả thực thi Chiến lược, bao gồm: Hiệu lực, hiệu quả thực thi Chiến lược giai đoạn 1, giai đoạn 2 không cao; giai đoạn 3 thực thi Chiến lược tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn hạn chế cần khắc phục như việc xử lý kỷ luật nhiều trong khi xử lý hình sự ít, không tương xứng với tình hình tham nhũng được đánh giá là nghiêm trọng, phức tạp, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm tham nhũng…
“Điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân như: Một bộ phận cán bộ, công chức có quyết tâm/ý chí chính trị về phòng, chống tham nhũng chưa cao; năng lực và các điều kiện đảm bảo cho xây dựng thực hiện Chiến lược phòng, chống tham nhũng còn hạn chế; hệ thống giám sát, kiểm tra, đánh giá Chiến lược còn thiếu chặt chẽ, chưa coi trọng vai trò phản biện của xã hội; mức độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao…”, ThS. Hiền nói
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đề ra quan điểm định hướng về việc xây dựng Chiến lược Phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2022 - 2030; đề xuất các giải pháp về việc xây dựng và nội dung của Chiến lược Phòng, chống tham nhũng và giải pháp về tổ chức thực hiện và việc thực hiện Chiến lược Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030.
Góp ý về kết quả nghiên cứu đề tài, ThS. Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Phản biện cho rằng, phần lý luận, đề tài cần bổ sung quan niệm về Chiến lược Quốc gia khi xây dựng Chiến lược Phòng, chống tham nhũng, qua đó, làm rõ hơn về quan niệm mới của đề tài.
Phần thực trạng, bổ sung công tác triển khai Chiến lược Phòng, chống tham nhũng vừa qua để tiếp tục có giải pháp, kiến nghị cho công tác này trong xây dựng Chiến lược phòng, chống tham nhũng mới; phần giải pháp, cần có sự luận giải rõ thêm về kỳ Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2030, có thể bổ sung tầm nhìn của Chiến lược này.
Theo TS. Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Viện CL&KHTT, đề tài có dung lượng lớn, tuy nhiên, các nội dung cần thể hiện ngắn gọn theo hướng trọng tâm hơn; các khái niệm, quan điểm đưa ra trong Chương I cần sử dụng từ, thuật ngữ chuẩn xác hơn. Phần dự báo tình hình tham nhũng tại Chương III, cần dựa vào các báo cáo tổng kết, kết quả đã nghiên cứu để có thêm căn cứ dự báo tình hình tham nhũng tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, Chủ tịch Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu đề tài, đề tài có nhiều nội dung hay, tuy nhiên, cần có sự biên tập lại để đảm bảo sự ngắn gọn, logic.
Tại Chương I, phần “Yếu tố tác động đến Chiến lược Phòng, chống tham nhũng” cần được đổi thành “Yếu tố bảo đảm để thực hiện Chiến lược Phòng, chống tham nhũng”; nội dung “khái quát bối cảnh xây dựng Chiến lược Phòng, chống tham nhũng” tại Chương II cần được khuôn lại ngắn gọn hơn; làm rõ thực trạng triển khai, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá Chiến lược Phòng, chống tham nhũng và thực trạng thực hiện các nhóm nhiệm vụ cụ thể được để cập trong chương này.
Về phần giải pháp, cần xác định giải pháp mang tính đột phá cho việc xây dựng Chiến lược Phòng, chống tham nhũng giai đoạn tiếp theo; giải pháp về hình sự hóa pháp nhân tham nhũng; giải pháp về cơ quan chống tham nhũng; về cơ chế giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược Phòng, chống tham nhũng…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nằm ở vị trí trung tâm, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1 có diện tích hơn 6.000m2 bị bỏ hoang nhiều năm nay. Khu đất này đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi để quản lý.
Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024(Thanh tra) - UBND tỉnh Bạc Liêu vừa có báo cáo đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra trong năm 2024; đồng thời đề ra chương trình, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong năm 2025.
PV
18:34 12/12/2024Văn Thanh
13:18 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Bùi Bình
20:37 11/12/2024Trần Kiên
18:02 11/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC