Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cà Mau: Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện

Chu Tuấn

Thứ tư, 20/12/2023 - 16:45

(Thanh tra) - Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), trong năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản liên quan đến công tác PCTN. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đã được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện; ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngày càng được nâng lên…

UBND tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2023, qua hoạt động thanh tra đã phát 3 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng... Ảnh: C.T

UBND tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2023, thực hiện kế hoạch của Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã hoàn thành việc tự đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2022; chỉ đạo Thanh tra tỉnh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch công tác PCTN, tiêu cực đảm bảo bám sát định hướng của cấp trên, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; rà soát, tham mưu, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm hoàn thiện thể chế để “không thể tham nhũng”; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, các lĩnh vực, vấn đề nổi cộm, được dư luận xã hội quan tâm…

Các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục liêm chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhất là người đứng đầu; kịp thời chỉ đạo, định hướng, cung cấp đầy đủ thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về PCTN, tiêu cực; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, pháp luật về công tác PCTN…

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động thực hiện việc công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc, nội dung, hình thức, trình tự, thẩm quyền quy định tại Luật PCTN năm 2018. Việc công khai được thực hiện bằng nhiều hình thức như ban hành văn bản thông báo, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc hoặc đưa tin trên cổng thông tin điện tử.

Toàn tỉnh đã có 126 đơn vị được kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động. Qua kiểm tra không có đơn vị có sai sót trong niêm yết quy chế trong hoạt động.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện và TP Cà Mau tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo quy định; tăng cường việc rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp; xây dựng kế hoạch kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện; công khai, giám sát quá trình thực hiện; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực…

Ngoài ra, thủ trưởng cơ quan và địa phương tiếp tục tổ chức quán triệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn. Trong năm, đã tiến hành kiểm tra 15 cơ quan, đơn vị; kết quả, không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp…

Các cơ quan, đơn vị cũng đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với 216 vị trí, đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 137 vị trí.

Liên quan tới công tác kê khai tài sản, thu nhập, có 42/42 cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương đã tổ chức kê khai, công khai tài sản, thu nhập với số người kê khai 1.364/1.364 người, đạt tỷ lệ 100%. Tất cả các bản kê khai đã được công khai theo quy định...

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý hành chính và thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, tập trung truyền thông và quảng bá hiệu quả về dịch vụ công trực tuyến để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, từng bước làm thay đổi thói quen của công dân trong việc sử dụng dịch vụ công thông qua bộ phận một cửa, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất…

Các phần mềm ứng dụng chung của tỉnh tiếp tục được nâng cấp, duy trì hoạt động và sử dụng rộng rãi trong các cơ quan Nhà nước như phần mềm quản lý hồ sơ công việc (iOffice); phần mềm một cửa điện tử; hộp thư điện tử công vụ; phần mềm tiếp công dân và xử lý đơn; phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (MISA); phần mềm quản lý kế hoạch thanh tra để xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra đối với các doanh nghiệp; ứng dụng xã hội để giao tiếp nhóm Zalo, thực hiện chữ ký số… Trong thời gian tới, sẽ triển khai phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập và phần mềm quản lý công tác thanh tra, kiểm tra…

Đáng chú ý, UBND tỉnh Cà Mau cho biết, qua hoạt động thanh tra đã phát 3 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng gồm: Vụ việc xảy ra tại Hội đồng Bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Phan Ngọc Hiển (nối dài), huyện Phú Tân; vụ việc tham ô tài sản xảy ra tại Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phú Tân và vụ sai phạm trong thực hiện chương trình hỗ trợ, phát triển đất trồng lúa xảy ra tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình.

Bên cạnh đó, qua xem xét phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện phát hiện 7 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng gồm: Vụ việc “giả mạo trong công tác” xảy ra tại UBND xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời; vụ việc xảy ra tại Chi cục Thuế khu vực III huyện Trần Văn Thời; vụ việc tham ô tiền hỗ trợ dịch bệnh Covid-19 tại xã Khánh Hội, huyện U Minh;  vụ việc “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Chi cục Thuế khu vực I huyện Ngọc Hiển; vụ “việc “giả mạo trong công tác” xảy ra tại UBND xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời; vụ việc “giả mạo trong công tác” xảy ra tại UBND xã Phú Tân, huyện Phú Tân và vụ việc “giả mạo trong công tác” xảy ra tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.

Năm 2023, các vụ án tham nhũng được xử lý, nhiều tài sản tham nhũng được thu hồi đã phản ánh quyết tâm cao của UBND tỉnh, các cấp, các ngành trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Qua xử lý các vụ án tham nhũng trong năm, tổng số tiền, tài sản bị chiếm đoạt, thiệt hại, thất thoát được xác định là hơn 2,1 tỷ đồng, đã thu hồi được hơn 1,7 tỷ đồng…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm