Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ TN&MT tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2020

Thái Hải

Thứ tư, 17/06/2020 - 22:24

(Thanh tra) - Ngày 17/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN &MT) đã tổ chức Hội nghị Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2020.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: TH

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, TS Đinh Văn Minh cho biết: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 gồm 10 chương với 96 điều, được sửa đổi khá toàn diện, bao gồm các nội dung cơ bản như: Những quy định chung; phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước…

Trong luật mới, quy định về các hành vi tham nhũng được chỉnh lý, làm rõ cho phù hợp và đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm tham nhũng. Phạm vi điều chỉnh được mở rộng, ngoài hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước còn có những hành vi vi phạm của các tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

Trong đó, hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước thực hiện, bao gồm: 12 hành vi trong đó có 7 hành vi thuộc nhóm tội phạm tham nhũng; 4 hành vi thuộc nhóm tội phạm khác theo quy định của Bộ luật Hình sự nhưng có thêm yếu tố vụ lợi là một yếu tố quan trọng của hành vi tham nhũng; 1 hành vi (nhũng nhiễu vì vụ lợi) được quy định trong luật này.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước thực hiện, bao gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ,môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Đặc biệt, các quy định về phòng ngừa tham nhũng được coi là nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng kể từ khi được ban hành và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện trong đạo luật lần này.

Đồng thời, xác định việc đánh giá, đo lường về thực trạng tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng là đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Luật cũng giải thích rõ về khái niệm công khai, minh bạch như sau: Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị….

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa hi vọng rằng, sau hội nghị này, sẽ tiếp tục quán triệt, phổ biến sâu rộng tới toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức người lao động của các đơn vị trực thuộc Bộ trong thực hiện phòng, chống tham nhũng.

Đồng thời, đề nghị các Bí thư cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 14/KH-BTNMT ngày 04/11/2019 của Bộ TN&MT về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 phải được thực hiện thống nhất, đầy đủ trong các đơn vị trực thuộc Bộ, gắn việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng với việc triển khai các văn bản pháp luật có liên quan; đặc biệt là 2 đơn vị xây dựng mô hình điểm là Tổng cục Quản lý đất đai và Tổng cục Môi trường.

Mặt khác, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.

Phải bảo đảm quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng, Nhà nước và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống tham nhũng; dựa trên quan điểm cơ bản, lâu dài, lấy việc phòng ngừa là chính; việc phát hiện, xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng là quan trọng và cấp bách.

Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi bao che, dung túng, tiếp tay can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng; không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền trong xử lý tham nhũng dù bất kể người đó là ai.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, hàng năm các đơn vị trực thuộc Bộ phải có báo cáo tổng kết, đánh giá những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân và đề ra các giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng thực hiện có hiệu quả....

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm