Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí

Phương Anh

Thứ hai, 14/10/2024 - 11:24

(Thanh tra) - Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Bộ LĐTB&XH cho biết, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí được các đơn vị thuộc Bộ triển khai nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả. Ảnh: TG

Bộ LĐTB&XH đã kịp thời ban hành kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Bộ, trong đó tiếp tục yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tự nhận diện lĩnh vực có nguy cơ, dấu hiệu tham nhũng để phòng ngừa và tổ chức việc thực hiện kế hoạch; đã xây dựng kế hoạch thanh tra của Bộ, trong đó đã lồng ghép nội dung thanh tra phòng, chống tham nhũng trong các cuộc thanh tra hành chính.

Trong thời kỳ báo cáo, Bộ LĐTB&XH đã tiến hành 25 cuộc thanh tra chuyên đề và lồng ghép nội dung về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đến nay chưa phát hiện hành vi vi phạm về tham nhũng, tiêu cực.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Bộ LĐTB&XH cho biết tổ chức và hoạt động của Bộ được công khai, minh bạch tại trang thông tin điện tử của Bộ, gửi văn bản trực tiếp hoặc qua trục liên thông cho các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức các cuộc họp.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTB&XH chỉ đạo các đơn vị rà soát các văn bản đã ban hành về định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong sử dụng ngân sách, vốn, tài sản Nhà nước, thời gian lao động trong khu vực Nhà nước. Căn cứ kết quả rà soát các văn bản, các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ, các quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế, Bộ đã hướng dẫn các đơn vị sửa đổi cho phù hợp làm cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, 9 tháng qua, thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ LĐTB&XH đã chỉ đạo, triển khai việc kê khai, công khai kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Kết quả, tổng số người phải kê khai tài sản, thu nhập năm 2023 là 828 người. Bộ LĐTB&XH có 52 trường hợp thuộc thẩm quyền kiểm soát của Thanh tra Chính phủ. Tại thời điểm báo cáo, Vụ Tổ chức cán bộ đã bàn giao bản kê khai tài sản, thu nhập cho các đơn vị theo quy định.

Triển khai kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của Bộ LĐTB&XH, Bộ đã tổ chức lễ bốc thăm lựa chọn và có 44 người được bốc thăm kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 tại 10 đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.

Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Bộ LĐTB&XH cho biết, qua công tác thanh tra, kiểm toán, Bộ LĐTB&XH đã kiến nghị 175 kiến nghị xử lý vi phạm. 

Cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Bộ LĐTB&XH phát huy vai trò trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó có vai trò của Ban Thanh tra Nhân dân. Thông qua kết quả giám sát hàng năm, Ban Thanh tra Nhân dân đã kiến nghị với thủ trưởng cơ quan, đơn vị khắc phục những hạn chế, thiếu sót bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức, người lao động, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó, các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên của Bộ thông qua các hoạt động sinh hoạt của đơn vị mình tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác phòng, chống tham nhũng.

Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ LĐTB&XH chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua như: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tuy đã được quan tâm, đẩy mạnh nhưng chưa thường xuyên, liên tục. Công tác xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai trong thực tế còn lúng túng, phát sinh một số vướng mắc. Số lượng cán bộ thanh tra còn thiếu nhiều so với nhu cầu…

Về nhiệm trong thời gian tới, Bộ LĐTB&XH cho biết sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ và lãnh đạo Bộ trong việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong toàn ngành.

Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Mục tiêu phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của toàn ngành cũng như của mỗi đơn vị.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành về công tác phòng, chống tham nhũng.

Tăng cường chỉ đạo hoạt động xây dựng thể chế qua đó tăng cường phòng ngừa tham nhũng, phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước của ngành trên tất cả các lĩnh vực được giao.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm