Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 21/07/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Cựu Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia Edhy Prabowo đã bị kết án 5 năm tù vì nhận hối lộ để cấp phép nuôi tôm hùm và giấy phép xuất khẩu tôm hùm giống vào năm 2020.
Cựu Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Edhy Prabowo (giữa ảnh) bị kết án 5 năm tù vì nhận hối lộ để đổi lấy việc cho phép xuất khẩu tôm hùm giống. Ảnh: Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia
Ngoài án tù, Tòa án Chống tham nhũng Jakarta cũng phạt tiền và cấm Edhy Prabowo ra tranh cử trong 3 năm vào các chức vụ dân cử sau khi mãn hạn tù.
Tôm hùm là một trong những mặt hàng thủy sản hàng đầu của Indonesia, nhưng việc xuất khẩu bất hợp pháp tôm hùm giống khiến quốc gia này mất doanh thu khoảng 62 triệu USD chỉ trong năm 2019 và làm cạn kiệt quần thể tôm tự nhiên.
Theo phán quyết của tòa, Edhy phạm tội nhận hối lộ 25,7 tỷ rupiah (1,9 triệu USD) để dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống mà người tiền nhiệm Susi Pudjiastuti đưa ra vào năm 2016. Tòa cũng buộc Edhy phải trả 400 triệu rupiah (27.600 USD) tiền phạt.
Edhy - người trước đó tuyên bố sẽ chấp nhận bản án tử hình nếu bị kết tội - nói rằng, ông ta rất buồn trước phán quyết của tòa, nhưng vẫn chưa cho biết có kháng cáo hay không.
Edhy bị bắt bởi các đặc vụ của Ủy ban Bài trừ Tham nhũng (KPK) vào tháng 11/2020, vài tháng sau khi có thông báo nối lại xuất khẩu tôm hùm giống.
Các nhà bảo tồn khi đó đã cảnh báo, chính sách mới sẽ làm mất tác dụng bổ sung nguồn tôm hùm tự nhiên của Indonesia, trong khi những người theo dõi ngành thủy sản và báo cáo điều tra cho thấy, việc lựa chọn các nhà xuất khẩu được chấp thuận đầy rẫy chủ nghĩa gia đình trị và thân hữu.
Người tiền nhiệm của Edhy Prabowo - cựu Bộ trưởng Susi Pudjiastuti đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vào năm 2016 để ngăn chặn việc đánh bắt quá mức nguồn tôm hùm tự nhiên ở vùng biển Indonesia. Và, Edhy Prabowo - người đã công khai đối lập với bà Susi Pudjiastuti về một số vấn đề kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2019, lần đầu tiên đưa ra kế hoạch chấm dứt lệnh cấm vào tháng 12/2019, nói rằng ông muốn đặc biệt quan tâm tới những người đánh cá nhỏ phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Ông cũng cho biết, lệnh cấm của bà Susi đã không giải quyết được thị trường tôm hùm bất hợp pháp.
Mặc dù Edhy Prabowo bị kết án, nhưng các chuyên gia chống tham nhũng vẫn thất vọng vì mức án tương đối thấp, khi mà vào thời điểm nhận hối lộ, vị trí của ông là một quan chức Chính phủ cấp cao.
“Mức án trung bình cho các cán bộ tham nhũng chỉ là 37 tháng tù. Vì vậy, chúng ta có thể mong đợi điều gì từ việc thực thi pháp luật hiện đang rất lộn xộn?", Kurnia Ramadhana, một nhà nghiên cứu của Tổ chức Giám sát Tham nhũng Indonesia (ICW), cho biết trên báo chí địa phương.
Trường hợp của Edhy là vụ mới nhất trong danh sách dài các quan chức Indonesia bị dính án tham nhũng. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), tình trạng tồi tệ hơn đã khiến Indonesia giảm 3 điểm về Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2020, xếp thứ 102 trong số 180 quốc gia.
Vào tháng 4 vừa qua, Chính phủ nước này đã quyết định áp dụng lại lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống sau khi Cơ quan Thanh tra Indonesia phát hiện các vi phạm xung quanh chính sách do Edhy áp đặt, bao gồm cả cách lựa chọn các nhà xuất khẩu.
Theo PPATK - Cơ quan Giám sát chống rửa tiền của Chính phủ Indonesia, tôm hùm là một trong những mặt hàng thủy sản hàng đầu của Indonesia, nhưng việc xuất khẩu bất hợp pháp tôm giống đã khiến quốc gia này thiệt hại 900 tỷ rupiah (62,1 triệu USD) doanh thu chỉ trong năm 2019.
Các nhà bảo tồn và hoạch định chính sách coi việc xuất khẩu bất hợp pháp tôm hùm giống là mối đe dọa lớn đối với các quần thể tự nhiên. Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp đưa ra ước tính mới nhất về trữ lượng tôm hùm tự nhiên tiềm năng ở vùng biển Indonesia là 27 tỷ con. Nhưng Ủy ban Đánh giá tài nguyên thủy sản quốc gia (Komnas Kajiskan) đã báo cáo vào năm 2016 rằng, tôm hùm ở 6 trong số 11 khu vực quản lý nghề cá ở Indonesia đã bị đánh bắt quá mức, trong khi số còn lại đang được khai thác ở công suất tối đa.
Ngọc Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân