Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bậc THPT sẽ học về PCTN từ năm học 2013 - 2014

Thứ sáu, 28/06/2013 - 09:45

(Thanh tra)- Đây là nội dung chính được đề cập trong Chỉ thị số 10/CT-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Sau 3 năm triển khai thí điểm thực hiện Đề án Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng (PCTN) vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng (gọi tắt là Đề án 137), nội dung PCTN đã đủ điều kiện đưa vào giảng dạy từ năm học 2013 - 2014 tại các cơ sở giáo dục, đào tạo (từ cấp THPT trở lên).

Để thực hiện tốt việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 - 2014, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ (TTCP) rà soát, hoàn thiện, phê duyệt, phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về PCTN dành cho giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; giáo viên các trường THPT; giảng viên, giáo viên các trường hành chính, quản lý nghiệp vụ thuộc cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội; hoàn thiện chuyên mục PCTN trên Trang Thông tin điện tử của TTCP, đăng tải, cung cấp thông tin kịp thời các tài liệu đã được các bộ, ngành biên soạn, phê duyệt, tư liệu về các vụ án tham nhũng trong và ngoài nước, kinh nghiệm của nước ngoài về PCTN phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.

Thủ tướng cũng chỉ đạo TTCP hỗ trợ tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu, báo cáo viên giúp các bộ, ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên giảng dạy nội dung PCTN; chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện và giảng dạy nội dung PCTN theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các bộ, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy PCTN trong các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hợp, hiệu quả; phối hợp với Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao trong việc rà soát, điều chỉnh, phê duyệt chương trình, nội dung giảng dạy PCTN trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và tổ chức phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy dùng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ; hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu, sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học.

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội và Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh rà soát, điều chỉnh và tổ chức phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy về PCTN trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ và hệ đào tạo, bồi dưỡng thuộc trách nhiệm quản lý của Học viện.

Hằng năm xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy về PCTN trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, Học viện. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện giảng dạy nội dung PCTN thuộc thẩm quyền của Bộ, Học viện. Đặc biệt là phối hợp với TTCP tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm việc giảng dạy nội dung PCTN.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cơ sở chương trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu tập huấn, tài liệu tham khảo đã được phê duyệt và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn giáo án, tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với đặc điểm của cơ sở giáo dục, đào tạo.

TTCP chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, sơ kết rút kinh nghiệm việc giảng dạy nội dung PCTN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời báo cáo những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện.

Phương Hiếu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm