Theo dõi Báo Thanh tra trên
Cảnh Nhật
Thứ tư, 17/04/2024 - 21:32
(Thanh tra) - UBND tỉnh An Giang đã xây dựng kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2023. Trong đó, yêu cầu việc đánh giá phải đảm bảo khách quan, khoa học, toàn diện, tiết kiệm, hiệu quả và đúng thời gian quy định.
Hội nghị Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực tỉnh An Giang lần thứ 3. Ảnh: pctn.angiang.gov.vn
Theo UBND tỉnh An Giang, kế hoạch nhằm đánh giá sát thực trạng triển khai thực hiện công tác PCTN của UBND tỉnh và kết quả thực hiện các quy định về PCTN của các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Qua đó, chỉ ra kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân chủ yếu; đề xuất giải pháp để tiếp tục tăng cường thực hiện, nâng cao hiệu quả các giải pháp PCTN.
Để tổ chức thực hiện, UBND tỉnh sẽ thành lập tổ đánh giá công tác PCTN của tỉnh do lãnh đạo Thanh tra tỉnh làm tổ trưởng, cùng đại diện một số cơ quan, đơn vị làm thành viên; triển khai thực hiện đánh giá công tác PCTN theo bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 157/QĐ-TTCP ngày 29/3/2024 của Tổng Thanh tra Chính phủ; tổng hợp kết quả đánh giá và xây dựng, ban hành báo cáo đánh giá công tác PCTN kèm theo hồ sơ, tài liệu minh chứng gửi Thanh tra Chính phủ thẩm định theo quy định.
Thanh tra tỉnh là cơ quan thường trực của tổ đánh giá; chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu việc tổ chức triển khai, thực hiện việc đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023; làm đầu mối phối hợp, liên lạc, trao đổi với tổ công tác của Thanh tra Chính phủ khi có yêu cầu.
Tham mưu, trình UBND tỉnh thành lập tổ đánh giá, thành phần gồm: Lãnh đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh và Tòa án Nhân dân tỉnh. Tổ đánh giá thành lập bộ phận giúp việc phục vụ cho công tác đánh giá; tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá; thu thập, củng cố tài liệu minh chứng.
Thanh tra tỉnh được giao hướng dẫn tổ chức đánh giá, đề cương báo cáo, biểu mẫu đánh giá; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác đánh giá; trình dự thảo báo cáo kết quả đánh giá đến UBND tỉnh xem xét, phê duyệt trước ngày 25/5/2024, gửi Thanh tra Chính phủ trước ngày 31/5/2024.
Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, doanh nghiệp Nhà nước và UBND cấp huyện tổ chức việc thu thập thông tin, tài liệu, lập hồ sơ đánh giá, xây dựng báo cáo kết quả đánh giá công tác PCTN năm 2023 tại cơ quan, đơn vị, địa phương, gửi về Thanh tra tỉnh chậm nhất đến hết ngày 25/4/2024.
Công an tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh và Tòa án Nhân dân tỉnh phối hợp báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của địa phương gửi về Thanh tra tỉnh tổng hợp chung, chậm nhất đến hết ngày 25/4/2024.
UBND tỉnh yêu cầu công tác đánh giá phải đảm bảo khách quan, khoa học, toàn diện, tiết kiệm, hiệu quả và đúng thời gian quy định; thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu minh chứng cho công tác đánh giá. Việc đánh giá phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức liên quan.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương