Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ sáu, 24/04/2020 - 14:30
(Thanh tra) - Ủy ban Chống tham nhũng Maldives (ACC) ngày 23/4 đã công bố Nguyên tắc về phòng, chống tham nhũng. Tại đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm công bằng, minh bạch trong giải ngân gói cứu trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Các thành viên của Ủy ban Chống tham nhũng Maldives trong buổi làm việc với Tổng thống tại Văn phòng Tổng thống. Ảnh: Raajje
Thừa nhận tỷ lệ tham nhũng gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng, ACC cảnh báo, lịch sử Maldives đã chứng kiến việc các công chức nắm giữ quyền hành đã có hành vi thu vén lợi ích cho cá nhân.
Trước thực trạng này, ACC đưa ra nguyên tắc gồm 7 điểm, như một nỗ lực để ngăn chặn sự lặp lại của lịch sử. Đó là:
1. Tăng cường cơ chế minh bạch và trách nhiệm giải trình
ACC kêu gọi Chính phủ cung cấp tất cả thông tin liên quan đến COVID-19, bao gồm các biện pháp, quyết định công khai để người dân có thể truy cập, tăng tính minh bạch trong xây dựng các chính sách và phân bổ nguồn lực đối phó với COVID-19, đồng thời, tiếp tục hoạt động trong một hệ thống bảo đảm trách nhiệm giải trình.
Thêm vào đó, ACC cũng kêu gọi Chính phủ tăng cường các biện pháp bảo vệ "người thổi còi" (whistle-blower), thực hiện các giao dịch tài chính liên quan đến đại dịch theo đúng quy định của pháp luật, minh bạch và tiến hành kiểm toán đặc biệt khi khủng hoảng về y tế qua đi.
2. Giảm tham nhũng trong hệ thống tài chính và mua sắm công
ACC kêu gọi Chính phủ tuân thủ các tiêu chuẩn tài chính công được quy định trong Luật Tài chính công và Luật Trách nhiệm Tài chính cùng các hướng dẫn đã ban hành, ngay cả trong các trường hợp khẩn cấp. ACC nhấn mạnh rằng, hàng hóa, dịch vụ phải được mua sắm với mức giá cạnh tranh trên thị trường, để bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dân.
Ủy ban cũng lưu ý tầm quan trọng của việc ra quyết định minh bạch, và đưa ra lời khuyên rằng, tất cả quyết định, ngay cả quyết định được thực hiện qua các cuộc điện thoại, cũng phải được ghi lại bằng văn bản để lưu trữ tài liệu.
3. Tăng cường cơ chế giám sát
Cơ quan giám sát tham nhũng kêu gọi mở rộng vai trò của các nhà báo điều tra và tầm quan trọng của sự giám sát từ công chúng đối với các phản ứng của Chính phủ liên quan tới COVID-19.
Ngoài ra, ACC yêu cầu xã hội dân sự, nhà báo cũng như công chúng nói chung phải cảnh giác với bất kỳ hoạt động đáng ngờ hoặc tội phạm nào liên quan đến các biện pháp đối phó với đại dịch COVID-19 và báo cáo với cơ quan chức năng.
4. Thiết lập công bằng xã hội và bảo đảm liêm chính trong việc ra quyết định
ACC kêu gọi các cá nhân không thực hiện đưa và nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn nhằm mang lại lợi ích riêng giữa bối cảnh đại dịch, trong các trường hợp như: chuyển các cá nhân đến cơ sở cách ly, cung cấp nhu cầu cần thiết cho những người trong cơ sở cách ly, ưu tiên điều trị cho bệnh nhân, việc phân bổ thuốc men, thuê các chuyến bay cứu hộ đưa người Maldives trở về nước, gửi các gói chăm sóc cho người dân Maldives ở nước ngoài, cung cấp sự ưu tiên trong những khía cạnh nhất định liên quan đến đại dịch và cấp giấy phép...
Bên cạnh đó, các nhà chức trách có quyền truy cập vào thông tin cá nhân có nghĩa vụ bảo vệ thông tin này và chỉ sử dụng chúng cho mục đích phòng, chống dịch bệnh.
5. Bảo đảm liêm chính trong các gói và chương trình kích thích/cứu trợ được đưa ra do khủng hoảng
Theo ACC, các gói kích thích và cứu trợ được phân bổ cho doanh nghiệp phải được giải ngân một cách công bằng, minh bạch, với tất cả hồ sơ được ghi chép đúng.
ACC cũng kêu gọi Chính phủ tiến hành đánh giá nguy cơ đi kèm với bất kỳ chương trình hoặc nỗ lực cứu trợ nào, và thêm vào đó, các thách thức, nguy cơ phải được xác định ngay cả trong trường hợp không thể đánh giá nguy cơ.
Ngoài ra, Ủy ban nhấn mạnh rằng, Chính phủ nên hoạt động với sự liêm chính và bảo đảm một cơ chế công bằng được tuân thủ trong việc cho thuê những mảnh đất có mục đích sử dụng đặc biệt và trong phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu kinh tế.
6. Tăng cường hệ thống quản lý hồ sơ
Nguyên tắc cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi chép, lưu trữ sổ sách đúng cách, liên quan đến việc kiểm kê các mặt hàng mua sắm cũng như viện trợ nước ngoài.
Tất cả các quyết định của Chính phủ, bao gồm cả giao dịch tài chính, nên được ghi lại và lưu bằng văn bản một cách chi tiết và minh chứng tài chính.
Việc lưu trữ hồ sơ phải bảo đảm dễ dàng truy cập và phục vụ công tác kiểm toán khi giai đoạn khủng hoảng kết thúc.
7. Giảm thiểu những thay đổi về hành chính vì tham nhũng
Ngoài việc chỉ định những người có khả năng để giải quyết các vấn về khác nhau trong khủng hoảng COVID-19, ACC đề nghị Chính phủ tăng cường kiểm soát nội bộ và không trao toàn quyền cũng như trách nhiệm cho một hoặc một vài cá nhân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền