Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 26/06/2020 - 06:35
(Thanh tra)- Nền quản trị yếu kém của Ai Cập có thể mang lại nhiều nguy cơ cho các quỹ được cung cấp để giúp quốc gia này ứng phó với đại dịch Covid-19.
Một người đàn ông đi ngang qua điểm trao đổi tiền tệ ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: Reuters
8 tổ chức về nhân quyền và quản trị tốt vừa kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dừng lại việc biểu quyết trợ cấp khoản vay 5,2 tỷ USD cho Ai Cập, với lý do lo ngại về tham nhũng và quản trị kém.
Trước đó, ngày 5/6, IMF đã đồng ý với Chính phủ Ai Cập về việc cung cấp cho quốc gia này các khoản trợ cấp, và hiện đang chờ sự phê duyệt từ Ban Điều hành của cơ quan cho vay quốc tế.
Khoản vay này là một phần nằm trong thỏa thuận dự phòng linh hoạt, cho phép IMF giải ngân trong một thời gian ngắn với ít yêu cầu ràng buộc so với các chương trình tiêu chuẩn khác.
Theo IMF, khoản tiền có ý nghĩa rất lớn, nhằm giảm bớt những tác động kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây ra, giúp duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố mạng lưới an sinh xã hội và hỗ trợ cải cách để thúc đẩy tăng trưởng cho khu vực tư nhân và tái tạo việc làm.
Cuộc biểu quyết trợ cấp nhằm thông qua thỏa thuận này được tiến hành vào ngày 26/6, theo sự phê duyệt cho khoản vay hỗ trợ khẩn cấp trị giá 2,77 tỷ USD đã được quyết định vào ngày 11/5, với mục đích đã nêu là giúp Ai Cập trong cuộc chiến đấu chống lại đại dịch do virus corona gây ra và bù đắp nguồn dự trữ ngoại tệ đang bị suy giảm.
Trong thư gửi Giám đốc Điều hành IMF, 8 tổ chức xã hội dân sự bao gồm các tổ chức phi Chính phủ quốc tế và trong nước đã cho rằng, có sự thiếu minh bạch khi các tài liệu, hồ sơ về những thỏa thuận mới nhất của IMF với Ai Cập không được công bố. Theo đó, họ không thể giám sát, đánh giá đối với các đề xuất.
“Trước những lo ngại này, chúng tôi yêu cầu Ban Điều hành IMF dừng lại việc biểu quyết trợ cấp về thỏa thuận, chờ cho đến khi các tài liệu về dự án được công bố và các tổ chức xã hội dân sự có thời gian để đọc và tham gia với Quỹ để chia sẻ quan điểm của mình”, nhóm các tổ chức viết.
Nhóm này cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi IMF chỉ phê duyệt khoản vay khi có đủ các yêu cầu nghiêm ngặt về chống tham nhũng, phù hợp với Chương trình Khung quản trị nâng cao đã được Quỹ thông qua hồi năm 2018, cũng như những cam kết của quốc gia để bảo đảm những nỗ lực ứng phó với Covid-19, trong đó bao gồm các yêu cầu về chống tham nhũng hiệu quả và có sự tham gia mạnh mẽ của xã hội dân sự”.
Đại dịch do virus corona gây ra đã dẫn tới sự suy thoái kinh tế sâu sắc ở Ai Cập nói riêng, các quốc gia khác trên thế giới nói chung. Dự trữ ngoại hối của Ai Cập giảm từ hơn 45,5 tỷ USD xuống còn 37 tỷ USD. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI), một thước đo môi trường kinh doanh, đã giảm từ 44,2 trong tháng 3 xuống mức thấp lịch sử là 29,7 trong tháng 4.
Ngọc Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm