Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ hai, 28/03/2022 - 19:06
(Thanh tra)- Tòa án ở Thủ đô Algiers đã bắt đầu phiên xét xử cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Khalida Toumi về các cáo buộc tham nhũng dưới sự cầm quyền của cựu Tổng thống Abdelaziz Bouteflika.
Cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Algeria Khalida Toumi. Ảnh: Asharq Al-Awsat
Phiên tòa diễn ra ngày 27/3, với sự có mặt của 53 nhân chứng.
Khalida Toumi, người từng giữ chức Bộ trưởng Văn hóa Algeria trong 12 năm (2002 - 2014), bị cáo buộc phung phí công quỹ trong các sự kiện văn hóa và trao các đặc quyền một cách bất hợp pháp.
Hầu hết các nhân chứng là người trong ngành văn hóa nghệ thuật, bao gồm cán bộ sở phụ trách thực hiện các chương trình văn hóa, cán bộ địa phương và các nhân viên khác trên địa bàn chính quyền nơi tổ chức sự kiện.
Theo các công tố viên, hàng trăm tỷ USD đã được chi tiêu “mà không có trách nhiệm giải trình hoặc giám sát”.
Phiên tòa được khởi động sau nhiều lần trì hoãn. Khalida Toumi nói rằng, bà chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Bouteflika và không can thiệp vào quỹ quản lý trung tâm.
“Tôi không liên quan gì đến số tiền được chi tiêu trong các sự kiện văn hóa và lễ hội. Trong ngắn hạn, tôi là một bộ trưởng, không phải là một giám đốc điều hành", bà nói với thẩm phán.
Cựu Bộ trưởng Văn hóa cho biết, bà là nạn nhân của các chiến dịch truyền thông mở đường cho việc bắt giữ, mà không nêu rõ danh tính của những người đã ra lệnh phát động các chiến dịch này.
Bà Khalida Toumi là cựu Bộ trưởng thứ 12 bị bắt giữ kể từ khi ông Abdelaziz Bouteflika từ chức Tổng thống vào tháng 4/2019 dưới áp lực từ những người biểu tình kêu gọi loại bỏ giới tinh hoa cầm quyền và truy tố những người bị tình nghi liên quan đến tham nhũng.
Ngay sau khi ông Bouteflika từ chức, chính quyền Algeria đã thực hiện một loạt vụ điều tra đối với các cựu quan chức cấp cao và doanh nhân. Nhiều người trong số họ đã bị kết án.
Gần đây nhất, tháng 2/2022, cựu Bộ trưởng Năng lượng Chakib Khelil (82 tuổi) đã bị kết án 20 năm tù về tội tham nhũng. Ông Chakib Khelil từ chức vào năm 2010 và rời đến Mỹ sinh sống sau khi dính vào vụ bê bối liên quan đến các quan chức cấp cao của Công ty Nhà nước Sonatrach.
Algeria nằm ở Bắc Phi, là nước có nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi, có trữ lượng khí tự nhiên đứng thứ 7 và trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 14 trên thế giới. Tuy nhiên, tham nhũng từ lâu được xem là vấn nạn của quốc gia này, ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội, phát triển kinh tế.
Năm 2021, điểm số CPI (chỉ số cảm nhận tham nhũng, do Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố) giảm 3 điểm so với năm 2020, chỉ còn 33/100, xếp thứ 117/180 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tổng thống Abdelmadjid Tebboune nhiều lần khẳng định mục tiêu chống tham nhũng trong nhiệm kỳ của mình. Ông Tebboune chỉ thị các quan chức trung ương và địa phương cần nghiêm khắc chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền; đồng thời đẩy mạnh chống lãng phí chi tiêu công, nghiên cứu hình sự hóa hành vi trốn thuế, vì những hành vi này gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế quốc gia vốn phụ thuộc vào dầu mỏ.
Bên cạnh đó, Chính phủ Algeria cũng xác định một trong những thách thức quan trọng nhất hiện nay là khôi phục niềm tin của người dân đối với chính quyền.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh