Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ năm, 28/04/2022 - 07:00
(Thanh tra)- Gã khổng lồ viễn thông Ericsson đang phải đối mặt với sự giám sát pháp lý ở nhiều quốc gia, trong đó có Thụy Điển.
Trụ sở chính của Ericsson tại Kista, Thụy Điển. Ảnh: ICIJ
Ericsson đang phải đối mặt với cuộc điều tra sơ bộ từ Đơn vị Chống tham nhũng Quốc gia của Thụy Điển, giữa bối cảnh áp lực tiếp tục gia tăng đối với công ty trong việc xử lý vụ hối lộ được cho là kéo dài nhiều năm ở Iraq.
Theo Đài Truyền hình SVT (Thụy Điển), mặc dù công tố viên Leif Görts không giải thích căn nguyên tại sao cuộc điều tra được khởi xướng, nhưng động thái này được cho là do các cáo buộc tham nhũng đến từ chính cuộc điều tra nội bộ của Ericsson.
Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã thu thập được tài liệu là báo cáo nội bộ của Ericsson. Báo cáo này sau đó được chia sẻ với 30 đối tác truyền thông. Tại đó, mô tả một mô hình bị cáo buộc tham nhũng phổ biến ở Iraq từ năm 2011 đến năm 2019, và khoảng thời gian mà công ty viễn thông toàn cầu này tiến hành các hoạt động bao phủ thị trường Iraq.
Ericsson đã hối lộ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria để có thể hoạt động tại một thành phố do IS kiểm soát và trả tiền "bảo kê" để lén vận chuyển thiết bị qua các khu vực do IS quản lý trên một tuyến đường được gọi là "đường cao tốc" (Speedway), theo điều tra nội bộ của Ericsson.
Các tài liệu do ICIJ thu thập được cũng cho thấy, Ericsson đã chi hàng chục triệu USD là các khoản thanh toán đáng ngờ ở Iraq, bao gồm các khoản tiền mặt, tài trợ những chuyến đi nước ngoài cho các quan chức quốc phòng, trả lương cho giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp khách hàng và thậm chí có thể là khủng bố.
Cuộc điều tra của cơ quan chống tham nhũng Thụy Điển đang ở giai đoạn đầu. Bởi vậy, công tố viên Leif Görts không cung cấp thông tin chi tiết, nhưng cho biết, một cuộc điều tra cũng đang được tiến hành đối với những cáo buộc tương tự chống lại Ericsson liên quan đến các hoạt động ở Trung Quốc.
Ericsson đã bị ảnh hưởng nặng nề về tài chính và pháp lý kể từ khi thông tin về cuộc điều tra nội bộ bị rò rỉ. Các cổ đông công ty đã giận dữ và công khai khiển trách Hội đồng Quản trị cũng như cá nhân Giám đốc Điều hành Borje Ekholm về việc xử lý vụ bê bối tham nhũng.
Cuối tháng trước, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên của Ericsson, các cổ đông đại diện cho hơn 10% đã bỏ phiếu chống lại việc miễn nhiệm trách nhiệm thành viên hội đồng quản trị cho năm trước. Điều đó có nghĩa, Borje Ekholm và các thành viên hội đồng quản trị khác có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc xử lý vụ lình xình của công ty tại Iraq.
Việc xử lý cuộc điều tra nội bộ của Ekholm đối với hoạt động của Ericsson ở Iraq đã được giám sát chặt chẽ, sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cho biết công ty đã vi phạm thỏa thuận hoãn truy tố năm 2019 vì không thông báo với chính quyền Mỹ về hành vi sai trái tiềm ẩn mà họ đã phát hiện ở đó.
Mới đây, Ericsson cũng tuyên bố, dự kiến sẽ phải đối mặt với các khoản phạt mới từ Bộ Tư pháp Mỹ vì vi phạm các điều khoản của thỏa thuận do không tiết lộ hành vi sai trái ở Iraq.
Ngoài vụ việc trên, các nhà chức trách cũng đang truy tố 4 cựu giám đốc điều hành của Ericsson vì nghi ngờ hối lộ ở Cộng hòa Djibouti.
Các bê bối tham nhũng, hối lộ đã gây không ít sóng gió cho gã khổng lồ viễn thông Thụy Điển Ericsson.
Cuối năm 2019, doanh nghiệp này đã chấp nhận nộp phạt khoản tiền khủng - hơn 1 tỉ USD - cho Bộ Tư pháp Mỹ để giải quyết những cáo buộc hối lộ tại ít nhất 5 quốc gia, kéo dài nhiều năm.
Trong khoảng thời gian từ 2000 - 2016, Ericsson đã chi tiền hối lộ, làm giả sổ sách, chứng từ để các lãnh đạo công ty làm ngơ trước hành động đó.
Ericsson cũng thừa nhận trong những năm đó, đã chi hàng chục triệu USD thông qua các chuyên viên tham vấn và nhà cung cấp dịch vụ tại Trung Quốc, tạo lập nguồn quỹ khủng chi cho những món quà tặng xa xỉ, du lịch và giải trí xa hoa cho quan chức nước ngoài để giành được hợp đồng từ các công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương