Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ tư, 06/03/2024 - 16:42
(Thanh tra) - Thủ tướng Peru Alberto Otarola đã quyết định từ chức hôm 5/3 giữa bối cảnh bị cáo buộc tham nhũng, lạm dụng chức quyền.
Thủ tướng Peru Alberto Otarola phát biểu trong cuộc họp báo tại Lima, Peru, ngày 9/6/2023. Ảnh: Sebastian Castaneda/Bloomberg/Getty
Theo Bloomberg, cuối tuần qua, Kênh truyền hình Panorama đưa tin, Thủ tướng Alberto Otarola có "mối quan hệ lãng mạn" với một phụ nữ làm việc cho Chính phủ. Panorama cũng phát đoạn ghi âm được cho là đã diễn ra giữa hai người.
Truyền thông Peru cho hay, đoạn ghi âm về cuộc trò chuyện giữa ông Otarola với một người phụ nữ 25 tuổi tên là Yazire Pinedo.
Người phụ nữ này đầu năm nay đã giành được các hợp đồng lao động trị giá 14.000 USD liên quan đến công tác lưu trữ và hành chính cho Chính phủ Peru.
Trong đoạn ghi âm, ông Otarola gọi người phụ nữ là "em yêu" và thổ lộ tình cảm của mình.
Ngay sau khi vụ bê bối nổ ra, Tổng thống Dina Boluarte đã ra lệnh ông Otarola trở về nước từ Canada.
Thủ tướng Otarola đã phủ nhận mọi hành vi vi phạm Luật Lao động của Peru hoặc các hành vi sai trái khác.
Ngày 5/3, ông Alberto Otarola đã tuyên bố từ chức trong bối cảnh bị cáo buộc lạm dụng chức quyền trong việc ký kết hợp đồng lao động của Chính phủ.
Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Otarola cho biết ông đã thông báo về quyết định từ chức với Tổng thống Dina Boluarte.
Trong một bài đăng trên tài khoản X cá nhân, ông Otarola phủ nhận thực hiện bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào như Panorama TV đưa tin, đồng thời thừa nhận rằng, đã biết về đoạn ghi âm từ cách đây nhiều tháng.
Ông viết: “Tôi chưa hề ăn cắp một xu nào của người dân". “Không có hợp đồng bất thường nào trong chính quyền của tôi”.
“Tôi hiểu mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh chính trị, nhưng tôi nhắc lại rằng, tôi không làm bất cứ điều gì bất hợp pháp,” ông nhấn mạnh trên X.
Trong khi đó, theo AL JAZEERA, Pinedo ngày 5/3 thừa nhận “có lẽ đã có một mối quan hệ tình cảm” ngắn ngủi với ông Otarola. Người phụ nữ này cho biết, cuộc trò chuyện với ông Otarola diễn ra từ năm 2021, trước khi ông giữ các chức vụ quan trọng trong Nội các hiện nay.
Khẳng định điều này, ông Otarola cũng nói với giới truyền thông rằng, đoạn ghi âm được thực hiện vào năm 2021, khi ông không phải là quan chức Chính phủ và ông đã bị các đối thủ chính trị gài bẫy.
Ông tuyên bố các đối thủ đã thao túng và chỉnh sửa các đoạn ghi âm như một phần trong âm mưu đối với ông, Hãng Reuters đưa tin.
Trên X, ông cho biết quyết định từ chức là “để mang lại sự yên tâm cho Tổng thống và sắp xếp lại Nội các”.
Ông Alberto Otarola, 57 tuổi, là một luật sư giàu kinh nghiệm. Ông từng giữ chức Chánh Văn phòng Nội các trong Chính phủ của Tổng thống Peru Dina Boluarte trước khi được bổ nhiệm Thủ tướng.
Với sự ra đi của Thủ tướng Otarola, 18 thành viên Nội các khác cũng phải từ chức, theo luật pháp Peru. Tổng thống Dina Boluarte có quyền lựa chọn tái bổ nhiệm từng thành viên Nội các hoặc thay thế họ bằng một bộ trưởng mới.
Cũng trong ngày 5/3, Ngoại trưởng Peru Javier Gonzalez-Olaechea cho biết, Tổng thống Dina Boluarte sẽ tiến hành thay đổi Nội các trong vài ngày tới, như một phần của quá trình “khởi động lại chính sách chung của Chính phủ”.
Việc thay đổi Nội các đã trở nên phổ biến ở Peru. Mới tháng trước, Tổng thống Boluarte đã thay đổi 4 bộ trưởng, bao gồm cả những người đứng đầu Bộ Kinh tế và Bộ Khai thác mỏ, khi quốc gia này nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Theo Bloomberg, việc ông Otarola từ chức khiến Tổng thống đương nhiệm mất đi một đồng minh chính trị quan trọng.
Văn phòng Tổng thống Dina Boluarte cho biết trong một tuyên bố rằng, Tổng thống sẽ lắng nghe ông Otarola trước khi quyết định phải làm gì.
Trong khi, các công tố viên cho biết sẽ điều tra vì có thể xảy ra xung đột lợi ích và "bảo trợ bất hợp pháp".
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang