Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 18/10/2018 - 10:24
(Thanh tra) - Thủ tướng Đức phát biểu hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới rằng, các quốc gia phải hợp tác trong cuộc chiến chống lại các bệnh tật và dịch bệnh.
Angela Merkel trao đổi với các đại biểu tại hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới ở Berlin. Ảnh: John Macdougall/AFP/Getty Images
Bà Angela Merkel đã kêu gọi các nước cùng hợp tác trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa về sức khỏe toàn cầu, cảnh báo rằng bệnh tật và dịch bệnh là những rủi ro an ninh vượt ra ngoài tầm biên giới các quốc gia.
Trao đổi với các chuyên gia y tế quốc tế ở Berlin, Thủ tướng Đức thừa nhận rằng hợp tác toàn cầu đang chịu nhiều sức ép, nhưng các quốc gia không thể làm ngơ trước những thách thức về y tế.
“Tất cả chúng ta đều biết được rằng bệnh tật, đặc biệt là do các bệnh truyền nhiễm, gây ra những hậu quả khủng khiếp không chỉ đối với các cá nhân, mà còn đối với các nền kinh tế,” bà Merkel nói.
"Bệnh tật và dịch bệnh không hề dừng lại ở biên giới, chúng không chỉ đặt ra thách thức đối với các hệ thống y tế, chúng còn có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn và phát triển của toàn bộ khu vực", bà phát biểu tại một cuộc họp được tổ chức bởi hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới và Grand Challenges, một sáng kiến nghiên cứu sức khỏe, vào hôm thứ Ba vừa rồi.
“Rõ ràng là các vấn đề toàn cầu đòi hỏi biện pháp đối phó mang tính toàn cầu, các nước giàu hơn cũng như những nước kém thịnh vượng hơn đều cần phải có trách nhiệm với việc này.”
Bà Merkel nói rằng đại dịch Ebola năm 2014 ở Tây Phi là một hồi chuông cảnh tỉnh. Không phải hệ thống quy mô quốc gia và quốc tế nào cũng được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với sự lây lan của căn bệnh này.
Bà trình bày bài phát biểu của mình trong bối cảnh liến tiếp có những cảnh báo rằng cộng đồng quốc tế không được trang bị đầy đủ những gì cần thiết để đối phó với các đại dịch trong tương lai và khó có thể đáp ứng thời hạn chót năm 2030 cho các mục tiêu về y tế được đặt ra trong các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong khi các cơ quan đã phản ứng nhanh hơn với đợt bùng phát Ebola gần đây nhất tại Cộng hòa Dân chủ Congo, cộng đồng y tế sẽ không thể đối phó với các bệnh lây lan nhanh hơn, Tedros Adhanom, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cho biết.
"Lạy Chúa rằng nếu chúng ta có một căn bệnh vô cùng nguy hiểm lan truyền trong không khí, thì đó là bệnh cúm", ông nói với các đại biểu. “Chúng ta chưa sẵn sàng. Chỉ cần một mắt xích trong hệ thống y tế của chúng ta đứt, là chúng ta sẽ đi đời. Hệ thống y tế của chúng ta thực sự còn rất nhiều lỗ hổng.
"Nếu không đảm bảo được an ninh y tế, biến động chính trị, kinh tế và xã hội trên quy mô toàn cầu là hoàn toàn có thể xảy ra."
Adhanom cảnh báo rằng cộng đồng quốc tế phải hợp tác hiệu quả để đạt được các mục tiêu y tế.
Ông còn nói thêm rằng những nỗ lực hiện tại trên nhiều lĩnh vực đang đi sai hướng. “Với tốc độ như hiện tại, chúng ta sẽ không đạt được các mục tiêu về giảm tỷ lệ tử vong mẹ, trẻ em và sơ sinh, chúng ta sẽ không đạt được các mục tiêu đối với HIV, lao và sốt rét. Chúng ta sẽ không đạt được các mục tiêu về kế hoạch hóa gia đình và suy dinh dưỡng ở trẻ em, về bảo hiểm y tế toàn dân và nhiều các vấn đề nữa".
“Sự phân mảnh, trùng lắp và kém hiệu quả đang làm chậm lại tiến trình phát triển của chúng ta,” ông nói. "Chúng ta phải làm điều gì đó khác đi."
Tedros hoan nghênh sự cam kết của 11 tổ chức quốc tế hàng đầu để phát triển một kế hoạch chung nhằm đẩy nhanh tiến độ trong chương trình nghị sự năm 2030. Sự hợp tác này sẽ bao gồm các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, cơ quan phụ trách các vấn đề về trẻ em của Liên hợp quốc UNICEF và Gavi, liên minh vắc-xin quốc tế.
Bà Merkel, người đã kêu gọi các sáng kiến cùng với Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo và Erina Solberg, Thủ tướng Na Uy, cho biết cần thiết phải có sự hợp tác sâu rộng hơn nữa. "Nguyên tắc đa phương đã được đưa vào thử nghiệm một thời gian rồi và hiện đang phải chịu nhiều sức ép", bà nói. “Chủ nghĩa đa phương tạo ra các tình huống có lợi cho tất cả chúng ta.”
Đức cũng sẽ đầu tư 500 triệu euro vào kháng kháng sinh. Đây một mối quan tâm lớn về sức khỏe trên phạm vi toàn cầu, là mối đe dọa đối với việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả số lượng ngày càng tăng một loạt các bệnh nhiễm trùng.
“Chúng ta phải kiểm soát kháng kháng sinh vì chúng ta không thể chỉ đơn giản hy vọng các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra những ý tưởng mới về thuốc kháng sinh mãi được,” bà Merkel nói.
Minh Tuấn (Theo Theguardian)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga