Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ năm, 13/10/2022 - 13:15
(Thanh tra) - Theo Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), từ đầu năm đến nay, nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã thành lập các học viện hoặc viện nghiên cứu về kiểm tra kỷ luật. Các chuyên gia tin rằng, việc này sẽ giúp đào tạo nhân tài cho nỗ lực chống tham nhũng ngày càng lớn của đất nước.
Các thanh tra viên xem xét sổ sách để phục vụ chống tham nhũng kinh tế ở Shouxian, tỉnh An Huy, ngày 6/7/2022. Ảnh: VCG
Trong một ấn bản mới về danh mục các môn học giáo dục sau đại học được phát hành vào tháng 9, việc kiểm tra kỷ luật và giám sát đã được thêm vào, trở thành môn học cấp một thuộc danh mục chuyên ngành luật.
Kiểm tra kỷ luật và giám sát là một loại hoạt động có chức năng chính là giám sát trong nội bộ Đảng và giám sát quốc gia. Hiện tại, không có bộ môn nào lấy hệ thống giám sát trong Đảng, giám sát quốc gia và hệ thống kiểm tra kỷ luật, giám sát làm đối tượng nghiên cứu độc lập, Wang Xipeng, một nhà nghiên cứu tại Viện Kiểm tra Kỷ luật và Giám sát Trung Quốc, cho biết trong một bài báo đăng trên tạp chí của Trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Nam.
"Theo nghĩa này, nó phải là một chuyên ngành độc lập trong các trường đại học Trung Quốc", ông Wang chỉ ra.
Việc thành lập các ngành học liên quan có thể giúp chuẩn hóa và pháp chế hóa lĩnh vực kiểm tra kỷ luật và giám sát, nâng cao trình độ khoa học của công tác phòng, chống tham nhũng, giám đốc một ủy ban kiểm tra kỷ luật địa phương ở Nội Mông - người yêu cầu giấu tên, nói với Thời báo Hoàn Cầu vào ngày 11/10.
Hệ thống kiểm tra kỷ luật, giám sát là một vấn đề lý luận toàn diện và đổi mới, tích hợp chính trị, pháp quyền và quản lý. Chỉ khi thành lập các môn học cấp một song song với các ngành chính trị, pháp luật, xã hội học và công an thì các học viên mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Người dân Trung Quốc đã chứng kiến quyết tâm và nỗ lực chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 10 năm qua, và những thành công đáng kể đối với môi trường chính trị của Trung Quốc được cải thiện vượt bậc. Hệ thống giáo dục của Trung Quốc “cũng nên đáp ứng điều đó", giám đốc này nói.
Ông cũng cho rằng, một số cơ quan, đơn vị còn tùy tiện trong việc thực thi kỷ luật, chấp hành pháp luật, chưa quan tâm đến thực hiện nhiệm vụ giám sát của mình. Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc này là do công tác kiểm tra kỷ luật, giám sát hiện nay chưa chuyên sâu, thiếu hỗ trợ đào tạo chuyên ngành. "Vì vậy, các trường đại học có nguồn lực có thể xem xét thiết lập các ngành học liên quan dưới sự hỗ trợ của các trường luật", ông nói thêm.
Trước đó, nhiều trường đại học và viện nghiên cứu của Trung Quốc đã rất coi trọng việc xây dựng các ngành học liên quan, dựa vào khoa học chính trị, luật, chủ nghĩa Mác và các môn học nâng cao khác của mỗi trường để nâng cao tính kỷ luật.
Tháng 2/2022, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành thông báo về kết quả phê duyệt các chuyên ngành đại học trong các cơ sở giáo dục đại học chính quy năm 2021. Đại học Nội Mông là cơ sở đào tạo đại học đầu tiên của nước này được thành lập chuyên ngành đại học về kiểm tra kỷ luật và giám sát.
Theo trang web chính thức của trường, chương trình đại học về kiểm tra kỷ luật, giám sát nhằm mục đích đào tạo các chuyên gia liên ngành, chuyên nghiệp và đổi mới chất lượng cao, những người am hiểu kiến thức cơ bản về pháp luật, có kiến thức lý luận và khả năng thực hành về kiểm tra kỷ luật và giám sát nhằm đẩy mạnh công tác kiểm tra kỷ luật, giám sát trong thời kỳ mới.
Cũng trong tháng 2, Đại học Giang Tô đã thành lập Học viện Kiểm tra kỷ luật và giám sát.
Tiếp đó, Đại học Hải Nam, Đại học Sư phạm Quý Châu, Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cũng có quyết định thành lập trung tâm nghiên cứu hoặc viện nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Tháng 8 vừa qua, Bộ Giáo dục Trung Quốc có thông báo về đăng ký chuyên ngành đại học của các trường đại học cao đẳng năm 2022, theo đó, đã có 16 trường đại học ở nước này có kế hoạch bổ sung chuyên ngành kiểm tra kỷ luật và giám sát vào bậc đại học.
Từ năm 2008, một số trường đại học của Trung Quốc đã bắt đầu tìm hiểu việc thiết lập các bộ môn về kiểm tra kỷ luật, giám sát.
Năm 2013, được sự chấp thuận của Ủy ban Học thuật của Quốc vụ viện, Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc (CUL) đã đưa bộ môn kiểm tra kỷ luật và giám sát trở thành một ngành học độc lập cấp hai thuộc khoa học chính trị để tuyển sinh.
Năm 2020, danh bạ tuyển sinh sau đại học đổi tên bộ môn này thành “giám sát quốc gia” và tiếp tục tuyển sinh sau đại học. Bộ môn bao gồm 3 hướng nghiên cứu là: Lý luận giám sát quốc gia, kiểm tra kỷ luật Đảng và hệ thống giám sát của Trung Quốc.
Ngày 11/10, một lãnh đạo của Đại học Sư phạm Quý Châu nói với Thời báo Hoàn cầu rằng, trường đã quyết định thành lập một viện nghiên cứu văn hóa liêm khiết trên cơ sở trung tâm nghiên cứu ban đầu. Khác với chính sách tuyển sinh thông thường, trường tuyển sinh độc lập cho nghiên cứu khoa học, với đội ngũ giảng viên và nguồn lực riêng, .
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến tháng 10/2022, đã có hơn 100 cơ sở nghiên cứu liên quan đến kiểm tra kỷ luật và giám sát do các trường đại học và viện nghiên cứu ở Trung Quốc thành lập.
Kể từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quốc gia này đã nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng. Thống kê cho thấy, tính đến cuối tháng 4 năm nay, các cơ quan kiểm tra kỷ luật, giám sát trên toàn quốc đã thẩm tra điều tra 4,39 triệu vụ việc liên quan đến hơn 4,7 triệu cán bộ đảng viên, trong đó có 640.000 người bị xử lý kỷ luật Đảng và chính quyền.
Ông Ma Huaide, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc cho rằng, việc thành lập các học viện về kiểm tra kỷ luật và giám sát là một nhu cầu cấp thiết để đẩy nhanh việc đào tạo nhân tài trong lĩnh vực này và hỗ trợ nghiên cứu học thuật về kiểm tra kỷ luật, giám sát.
“Với việc đi sâu vào quản lý toàn diện và chặt chẽ của Đảng và đổi mới hệ thống giám sát, Đảng và đất nước đang rất cần một số lượng lớn cán bộ lý luận và thực tiễn cho công tác kiểm tra kỷ luật, giám sát”, ông Ma nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam