Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ sáu, 22/12/2023 - 18:09
(Thanh tra) - Quốc hội Moldova ngày 21/12 đã bãi nhiệm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Octavian Armasu vì đã không hành động trước vụ bê bối gian lận “trộm cắp thế kỷ” của nước này, trong đó 1 tỷ USD đã biến mất khỏi hệ thống ngân hàng trong năm 2014-2015.
Tòa nhà Quốc hội Moldova ở trung tâm Chisinau, Moldova, ngày 9/10/2016. Ảnh: REUTERS/Gleb Garanich
Ông Armasu bị loại bỏ sau 2 năm tranh luận và thất bại trong nỗ lực thu hồi bất kỳ khoản tiền nào đã bị rút ruột khỏi hệ thống ngân hàng và chuyển ra khỏi Moldova.
Số tiền này lên tới 12% tổng sản phẩm quốc nội của Moldova vào thời điểm đó. 2 trong số những nhân vật được cho là chủ mưu vụ gian lận đến nay vẫn chưa bị bắt.
81 nghị sĩ đã ủng hộ việc bãi nhiệm ông Armasu.
Trước cuộc bỏ phiếu, người đứng đầu Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Radu Marian, đã cáo buộc Ngân hàng Trung ương cản trở cuộc điều tra về bê bối gian lận và thậm chí bảo vệ một số cá nhân.
Ông Marian viết trên Facebook: “Ủy ban kết luận rằng Ngân hàng Trung ương, đặc biệt là Thống đốc Armasu, đã không có hành động nào, phá hoại quá trình thu hồi tài sản, kí hợp đồng làm việc và giữ nhân sự liên quan đến gian lận ngân hàng và cản trở cuộc điều tra về vụ trộm cắp hàng tỷ đô la”.
Ông cho biết thêm, Ngân hàng Trung ương đã nhiều lần phớt lờ yêu cầu tiếp tục điều tra từ các công tố viên và điều tra viên. Lực lượng chức năng đã tiến hành khám xét và thu giữ tài liệu.
Octavian Armasu sinh năm 1969, là Bộ trưởng Bộ Tài chính Moldova từ năm 2016 - 2018. Ông được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào năm 2018. Lúc đó, nền chính trị Moldova bị ảnh hưởng sâu đậm bởi doanh nhân Vlad Plahotniuc - một trong những nhân vật bị cáo buộc đứng sau vụ gian lận, theo Hãng tin Reuters.
Bà Maia Sandu được bầu làm Tổng thống Moldova vào năm 2020 với cam kết loại bỏ tham nhũng, đã nhiều lần cân nhắc về quyết định sa thải Thống đốc Ngân hàng Trung ương Octavian Armasu.
Tuy nhiên, các tổ chức tài chính quốc tế, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho đất nước nghèo khó này, lại coi vai trò lãnh đạo ngân hàng của ông Armasu là quan trọng đối với sự ổn định.
Các nguồn tin ngân hàng giấu tên cho biết, cơ quan công tố đã đưa ra bằng chứng thuyết phục về việc nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương, cản trở cuộc điều tra. Và điều đó đã thúc đẩy các thành viên Quốc hội tổ chức phiên họp để đảm bảo việc bãi nhiệm ông Armasu.
Doanh nhân Vlad Plahotniuc đã trốn khỏi đất nước vào năm 2019 và hiện vẫn chưa rõ tung tích của ông ta.
Một nhân vật khác liên quan đến vụ "trộm cắp thế kỷ" này là doanh nhân Ilan Shor, người đã bị kết án vắng mặt 15 năm tù trong năm nay vì vai trò của mình trong vụ bê bối.
Tham nhũng là vấn nạn lớn và là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự nghèo đói của Moldova. Tổng thống Maia Sandu đã nhiều lần nhấn mạnh về chương trình nghị sự cải cách rộng rãi, cần loại bỏ các thẩm phán tham nhũng và các công tố viên tham nhũng khỏi hệ thống, để làm trong sạch các thể chế khác và làm cho chúng trở nên độc lập, không bị ảnh hưởng bởi các nhóm tham nhũng khác nhau, vốn đã đục khoét tiền của người dân trong suốt một thời gian dài.
“Chúng tôi cần một hệ thống tư pháp độc lập với tham nhũng, mang lại công lý, để thành công trong việc xây dựng một Moldova châu Âu và khôi phục lòng tin của người dân vào công lý và đất nước của họ”, bà Maia Sandu nói hồi tháng 3, trong bối cảnh nỗ lực khôi phục niềm tin của công chúng và nâng cao uy tín của Moldova đối với tư cách ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Cải cách tư pháp là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ hiện tại ở Chisinau. Chính phủ đã nộp đơn xin gia nhập EU cho Moldova. 6 trong số 9 cải cách mà Brussels muốn Chisinau thực hiện trong năm nay liên quan đến lĩnh vực tư pháp.
Hiện tại, tòa án Moldova phải mất nhiều năm để đưa ra phán quyết trong các vụ án tham nhũng lớn. Một số bị cáo được tự do vì vụ án kéo dài, hết thời hiệu truy tố tội phạm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền