Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 24/05/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Tổ chức Minh bạch Quốc tế Sri Lanka (TISL) cho rằng, cuộc khủng hoảng ở nước này hiện nay là do hàng thập kỷ sử dụng và quản lý sai các nguồn lực công, tham nhũng có hệ thống và sự thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình trong cả quản trị cũng như trong lĩnh vực dịch vụ công.
Sri Lanka đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong ảnh: Người dân đem các bình gas rỗng ra chặn đường để phản đối tình trạng thiếu nhiên liệu và khí đốt ở thủ đô Colombo, Sri Lanka ngày 13/5. Ảnh: AFP
Cần hạn chế tham nhũng để thực hiện hiệu quả kế hoạch phục hồi kinh tế
Dù chưa hết một nửa chặng đường, nhưng có thể nhận định, 2022 là một năm đầy biến động đối với Sri Lanka, với việc Chính phủ tuyên bố lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia này chính thức vỡ nợ do không thể trả lãi trái phiếu khi thời gian ân hạn kết thúc vào ngày 18/5.
18/5 là ngày cuối cùng trong thời gian ân hạn 30 ngày để Sri Lanka trả lãi 78 triệu USD cho các lô trái phiếu đáo hạn năm 2023 và 2028. Các khoản thanh toán trái phiếu đến hạn phải trả từ ngày 18/4.
Sri Lanka đã thông báo với các chủ nợ rằng, sẽ không thể thanh toán cho đến khi khoản nợ được tái cơ cấu và do đó sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ trước hạn.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka cũng cảnh báo, lạm phát có thể sẽ tăng lên 40% trong những tháng tới.
Đồng nội tệ lao dốc và khủng hoảng kinh tế đang khiến nước này thiếu ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu lương thực, nhiên liệu. Tháng trước, họ tuyên bố ngừng trả nợ quốc tế để dành tiền nhập nhu yếu phẩm.
Ở thời điểm quan trọng này, các quyết sách được đưa ra và việc hành động hay không hành động của các nhà lãnh đạo Sri Lanka sẽ quyết định sự phát triển đi lên hay suy sụp hoàn toàn của nền kinh tế, với những hậu quả tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Theo TISL, việc đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình tối đa đối với các quyết định ở cấp cao nhất và hành động ngay lập tức để hạn chế tham nhũng đang diễn ra và có thể xảy ra là điều cần thiết nếu Sri Lanka muốn thực hiện hiệu quả bất kỳ kế hoạch phục hồi kinh tế nào. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là các kẽ hở trong Hiến pháp, chính sách, luật pháp, cấu trúc và hệ thống quốc gia phải được giải quyết theo cách để có thể giảm thiểu cơ hội phát sinh tham nhũng.
Trong khi một kế hoạch phục hồi kinh tế mạnh mẽ là nhu cầu cấp thiết, nếu những người và hệ thống được giao phó thực hiện kế hoạch đó tham nhũng hoặc bị coi là tham nhũng, sẽ có rất ít hoặc không được sự chấp nhận từ người dân - những người sẽ phải chịu gánh nặng từ kế hoạch phục hồi này.
Các đề xuất để giải quyết tham nhũng
TISL đã đưa ra một loạt khuyến nghị, được cho là các cải cách chính về chống tham nhũng có ý nghĩa quan trọng ngay lập tức và trong trung/dài hạn, nếu Sri Lanka muốn vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại và mang lại sự thay đổi thực sự.
Thiết lập từ trên xuống
Điều tối quan trọng là những người nắm quyền lãnh đạo phải có lý lịch trong sạch thể hiện sự liêm chính, cam kết thực sự phục vụ đất nước, cùng với có kiến thức cơ bản và chuyên môn cần thiết cho vai trò của họ.
Các nhà lãnh đạo cần phải áp dụng “chính sách không khoan nhượng đối với tham nhũng” mạnh mẽ, ở đó, không chỉ dừng lại ở lời nói, họ vận hành các nguyên tắc như vậy trong hành động của mình.
Đảm bảo tính minh bạch của tất cả quyết định được thực hiện liên quan đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay
Đưa ra một nền tảng kỹ thuật số mở để chia sẻ tất cả thông tin liên quan đến các khoản tài trợ và cho vay nước ngoài, cùng với thông tin chi tiết về cách các khoản tiền đó được sử dụng và các quyết định của Bộ Tài chính cũng như các bộ liên quan, Ngân hàng Trung ương.
Cần thiết phải tổ chức các cuộc họp báo thường xuyên để thông báo cho người dân về các hành động đang được thực hiện trong quá trình phục hồi kinh tế và tiến hành tham vấn cởi mở với các bên liên quan trước khi đưa ra những quyết định quan trọng.
Bãi bỏ Tu chính án (sửa đổi lại Hiến pháp) lần thứ 20
Theo TISL, lần sửa đổi lại Hiến pháp thứ 20 đã loại bỏ các biện pháp trách nhiệm giải trình thiết yếu trong quản trị. Điều này nên được bãi bỏ để khôi phục lại các kiểm tra và cân đối trong quản trị vốn đã được đưa ra tại Tu chính án thứ 19.
Đưa ra các điều khoản nhằm tăng cường sự giám sát của Quốc hội về tài chính công
Điều quan trọng là phải thắt chặt các kiểm soát đối với tài chính công bằng cách chuyển đổi các quy định tài chính lỗi thời thành Luật Tài chính bao hàm toàn diện, phù hợp với thời điểm hiện tại và đảm bảo cả sự giám sát của Quốc hội.
Ngoài ra, cần có sự công nhận và trao quyền của Hiến pháp đối với các cơ quan giám sát về tài chính công như COPE (Ủy ban về Doanh nghiệp công), COPA (Ủy ban về Tài khoản công) và CPF (Ủy ban về Tài chính công), để nâng cao hiệu quả của các cơ quan này.
Đưa ra các biện pháp trách nhiệm giải trình bắt buộc về mua sắm công
Vì mua sắm công là một quá trình được nhắm mục tiêu nhiều của tham nhũng lớn, nên điều cần thiết là phải chuyển Hướng dẫn Đấu thầu Quốc gia hiện hành thành luật và thiết lập các thủ tục bắt buộc phải tuân theo trong trường hợp có các đề xuất không được yêu cầu. Việc thành lập lại và trao quyền cho Ủy ban Mua sắm Quốc gia để giám sát hoạt động mua sắm công cũng rất quan trọng.
Trao quyền cho các cơ quan thực thi pháp luật và đảm bảo sự độc lập để các cơ quan có thể hành động nhằm chấm dứt sự miễn trừ trừng phạt, bằng cách truy bắt thủ phạm tham nhũng một cách không sợ hãi, chủ động và mạnh mẽ, không phân biệt quyền lực chính trị hay địa vị xã hội.
Hành động ngay lập tức đối với các phát hiện của COPE, COPA, COPF, mà qua đó đã làm sáng tỏ sự lạm dụng lớn các nguồn lực trong tổ chức công.
Tiến hành kiểm toán ngay lập tức tất cả các doanh nghiệp nhà nước
Cần tiến hành kiểm toán tài chính và xem xét tổng thể tất cả các doanh nghiệp nhà nước (SOE) để xác định chắc chắn những tổn thất và sự lạm dụng các nguồn lực công, từ đó có hành động ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang diễn ra.
Thu hồi tài sản bị đánh cắp
Cơ quan thực thi pháp luật cần thực hiện các bước để bắt đầu ngay lập tức việc điều tra, truy tìm tài sản và quá trình thu hồi tài sản liên quan đến tài sản có nghi vấn của các đại diện nhà nước, quan chức trong và ngoài nước.
Minh bạch tài sản thu nhập
Các đảng chính trị cần tôn trọng lời kêu gọi của người dân, thể hiện cam kết về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đồng thời đưa ra các quyết định chính sách liên quan để tự nguyện công khai bản kê khai tài sản cho công chúng, qua đó mở đường cho việc kiểm toán xã hội đối với tài sản của họ.
Cũng cần tiến hành các bước để sửa đổi Luật Kê khai tài sản, bắt buộc phải công khai bản kê khai tài sản và đưa ra các điều khoản nhằm tập trung hóa việc lưu giữ hồ sơ, rà soát thường xuyên và chủ động điều tra các sai lệch.
Đưa ra luật để quy định tài chính cho chiến dịch bầu cử, vốn là điểm khởi đầu cho tham nhũng của các đại diện công quyền
Nhận định về tình hình hiện tại, Giám đốc Điều hành TISL, Nadishani Perera, tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi người dân tiếp tục tích cực tìm kiếm thông tin và kiến thức về các loại hình và tác động của tham nhũng, cũng như được thông tin về những thay đổi hệ thống và văn hóa cần thiết để nâng tầm đất nước. Chúng tôi sát cánh với người dân trong việc yêu cầu các đại diện của công chúng chịu trách nhiệm giải trình và hành động sửa sai... Cùng nhau, chúng ta có thể vượt qua cơn bão này và tạo ra sự thay đổi...".
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh