Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nga điều động 10.000 quân đến biên giới Ukraina

Thứ sáu, 14/03/2014 - 22:53

(Thanh tra) - Tổng thống Ukraina Arseniy Yatsenyuk đã cáo buộc việc tiến hành “xâm lược quân sự không có lý do và không có cơ sở” của Nga là không thể chấp nhận được, khiến cho tình hình cuộc khủng hoảng tại Crimea ngày càng trở nên trầm trọng..

Lời cáo buộc được đưa ra ngay sau khi Nga bắt đầu triển khai quân đội đến vùng biên giới Ukraina vào thứ tư (12/3). Ban đầu, Nga từ chối xác nhận thông tin trên, tuy nhiên, vào ngày hôm qua (13/3), Bộ Quốc phòng Nga công bố, 8.500 binh lính cùng với xe bọc thép, máy bay trực thăng và pháo binh đã được điều đến khu vực biên giới. Ngoài ra, 1.500 lính nhảy dù cũng sẽ tập kết tại khu vực Rostov gần biên giới.


Bộ Quốc phòng Nga lý giải rằng hoạt động điều binh lần này là phục vụ trận diễn tập quân sự kéo dài 2 tuần, với mục đích “đánh giá toàn diện tinh thần đồng đội và khả năng giải quyết các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trên một địa hình không quen thuộc và phạm vi đào tạo chưa được kiểm tra”. 

Trước động thái của Nga, Giám đốc an ninh quốc gia Ukraina, ông Adri Parubity cho biết, quốc hội, chính phủ mới đã quyết định bỏ phiếu thành lập quân đội quốc gia với 60.000 binh lính, với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ biên giới và loại bỏ các băng nhóm khủng bố.


Cũng trong ngày hôm qua (13/3), Tổng thống Ukraina Arseniy Yatsenyuk cũng cho biết, đã thông báo tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc biết rằng ông đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của Nga hãy quan tâm đến nguyện vọng của người dân và trở lại đối thoại với Ukraina. 


Ông Arseniy Yatsenyuk còn cho biết, Ukraina đã từ bỏ kho vũ khí hóa học lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 1994 để đổi lấy sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, sau hành động của Nga lần này, “rất khó để thuyết phục bất cứ ai trên thế giới không có vũ khí hạt nhân”.


Phản ứng trước những cáo buộc từ phía Ukraina, đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin thì lại cho rằng: “Nga không muốn chiến tranh và người dân Nga cũng vậy. Tôi tin rằng Ukraina cũng không muốn điều đó”. Đồng thời, ông cũng cho biết Nga không đồng tình với việc lật đổ chính quyền cựu Tổng thống Viktor Yanukovych và việc thành lập chính phủ mới bởi những người đứng đầu nhóm biểu tình.


Hiện tại, quân đội Nga vẫn hiện đang kiểm soát bán đảo Crimea, nơi sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý vào Chủ nhật (16/3), để các cử tri quyết định xem Crimea có sát nhập vào Liên bang Nga hay không.


Vấn đề tổ chức cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea không chỉ vấp phải sự phản đối của chính phủ mới của Ukraina mà còn nhận những chỉ trích gay gắt từ các nước phương Tây. Hôm qua (13/3), Ngoại trưởng Mỹ John Kery đã lên tiếng cảnh báo, Nga sẽ phải đối mặt với “một loạt các lệnh trừng phạt nghiêm trọng” trong thời gian tới, đồng thời khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền mới của Ukraina, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nước này mà không cần sự can thiệp hay các hành động khiêu khích từ Nga. Ngoài ra, ông cũng cho biết EU đang có kế hoạch “bắt tay” với Mỹ trong việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow nếu cuộc trưng cầu dân ý “bất hợp pháp” vẫn tiếp tục diễn ra tại Crimea. Dự kiến, các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm lệnh cấm đi lại và đóng băng tài khoản ngân hàng. 


Đồng tình với Mỹ, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đe dọa rằng, hậu quả đối với Nga sẽ là rất nghiêm trọng nếu không tỏ ra thiện chí trên phương diện ngoại giao. “Cuộc khủng hoảng sẽ gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế và chính trị nước Nga", bà Angela Merkel nói. Ngoài ra, Đức còn tỏ rõ lập trường sẵn sàng lên kế hoạch cho lệnh trừng phạt lần thứ hai nếu sự việc không tiến triển.


Hôm nay (14/3), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry  có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Lavrov nhằm chặn đứng đà leo thang bất ổn của tình hình Ukraina.

Minh Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm