Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ bảy, 07/08/2021 - 11:40
(Thanh tra) - Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) hôm 6/8 cảnh báo rằng, họ đang thiếu 70% kinh phí cần thiết để hỗ trợ người dân Myanmar - nơi hàng triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng tăng.
Bộ xét nghiệm COVID-19 đến Sân bay Yangon ở Myanmar vào tháng 6/2020. Ảnh: UNICEF / Nyan Zay Htet
Trong bối cảnh chịu tác động của 3 vấn đề nghiêm trọng là "đói nghèo, bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế" hiện nay, cùng với làn sóng COVID-19 thứ 3 đang lan nhanh chóng “như một cơn sóng thần tấn công đất nước này”, người dân Myanmar đang “trải qua thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời của họ”, Giám đốc WFP phụ trách Myanmar, Stephen Anderson cho biết.
Số người phải đối mặt với nạn đói tăng gấp đôi
WFP hiện cần 86 triệu USD để giúp chống nạn đói ở Myanmar 6 tháng tới, trong bối cảnh đất nước rơi vào hỗn loạn kể từ khi quân đội lật đổ Chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo vào ngày 1/2.
Vào tháng 4, Liên hợp quốc đã ước tính, số người Myanmar phải đối mặt với nạn đói có thể tăng gấp đôi, lên 6,2 triệu người vào tháng 10. Hồi trước tháng 2, con số này là 2,8 triệu người.
Các cuộc điều tra giám sát tiếp theo do WFP thực hiện đã cho thấy, kể từ tháng 2, ngày càng nhiều gia đình bị đẩy vào thế khó, chật vật ngay cả đối với những thức ăn cơ bản nhất.
“Chúng tôi đã chứng kiến nạn đói ngày càng lan rộng ở Myanmar. Gần 90% hộ gia đình sống trong các khu ổ chuột xung quanh Yangon cho biết họ phải vay tiền để mua thực phẩm", ông Anderson nói.
Hỗ trợ gấp 3 lần
Trước tình hình tại Myanmar, WFP đã tăng gấp 3 lần dự kiến hỗ trợ cho nước này và bắt đầu từ tháng 5, khởi động một chương trình lương thực mới, nhắm mục tiêu đến 2 triệu người ở Yangon và Mandalay - 2 thành phố lớn nhất của Myanmar.
Đối tượng được hỗ trợ đa số là bà mẹ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi. Đến nay, 650.000 người đã được trợ giúp tại các khu vực thành thị.
Đồng thời, WFP đang đẩy mạnh hoạt động để tiếp cận những người mới di tản bị ảnh hưởng bởi các cuộc đụng độ và mất an ninh trong những tháng gần đây. Hơn 220.000 người đã chạy trốn khỏi bạo lực kể từ tháng 2 và đang cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
WFP đã tiếp cận được 17.500 người mới di tản và đang nỗ lực để hỗ trợ nhiều hơn trong tháng 8 này.
Từ đầu năm 2021 đến nay, tổng cộng 1,25 triệu người ở Myanmar trên khắp các khu vực thành thị và nông thôn đã nhận được hỗ trợ lương thực, tiền mặt từ WFP, trong đó bao gồm 360.000 người bị mất an ninh lương thực ở các bang Rakhine, Kachin và Shan - nơi từ lâu đã có những quan ngại về an ninh lương thực.
Tuy nhiên, với 86 triệu USD cần thiết cho 6 tháng tới hiện đang bị thiếu, WFP không chắc các hoạt động hỗ trợ này có thể đi được bao xa.
Ông Anderson giải thích: “Điều cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi là có thể tiếp cận với tất cả những người cần và nhận được tài trợ để cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho họ. Giờ đây hơn bao giờ hết, người dân Myanmar cần sự hỗ trợ của chúng tôi”, ông nói thêm.
Làn sóng COVID-19 nguy hiểm lần thứ 3 đang khuấy đảo Myanmar, với cả 4 loại biến thể của virus SARS-Cov-2.
Tại Myanmar, hàng nghìn người đã chết do những hậu quả từ cuộc chính biến cũng như các phương pháp kiểm soát dịch bệnh không được thực hiện kịp thời. Hiện, Myanmar vẫn chưa thể kiểm soát được làn sóng dịch bệnh mới nhất này.
Tiến sĩ, nhà dịch tễ học Tin Tin Htar Myint nhận định, COVID-19 ở Myanmar có thể đạt đỉnh vào khoảng cuối tháng 8, nửa đầu tháng 9 tới.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua công bố số liệu ca mới và tử vong vì COVID-19 tăng mạnh, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar có tới 3.588 ca bệnh mới và 274 ca tử vong. Tính đến sáng 7/8, Myanmar ghi nhận 322.838 ca bệnh và 11.262 ca tử vong vì COVID-19.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu