Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Myanmar: Cựu cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi bị kết án 33 năm tù

Hà Thu

Thứ sáu, 30/12/2022 - 22:18

(Thanh tra) - Ngày 30/12, tại Toà án Cấp cao Myanmar, nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi đã phải lãnh án 33 năm tù với 5 tội danh tham nhũng nghiêm trọng, khép lại loạt phiên toà xét xử gây nhiều tranh cãi.

Bà Aung San Suu Kyi tại Naypyitaw, Myanmar, hồi tháng 3/2016. Ảnh: Reuters

Theo CNN, toà án đã kết luận bà Suu Kyi phạm tội tham nhũng liên quan đến việc sử dụng sai công quỹ để mua, cho thuê một số trực thăng phục vụ cứu hộ thiên tai và các tình huống khẩn cấp của quốc gia.

Cụ thể, bà Suu Kyi bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ của mình và gây tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước khi không tuân thủ các quy định tài chính và cho phép Win Myat Aye, một thành viên Nội các trong Chính phủ cũ của bà, mua và bảo dưỡng một chiếc trực thăng.

Bà Suu Kyi cũng bị kết án với nhiều tội danh khác, bao gồm vi phạm các hạn chế về corona virus, vi phạm đạo luật bí mật của đất nước, gian lận bầu cử và nhận hối lộ.

Bà Suu Kyi hiện phải đối mặt với tổng cộng 33 năm tù giam, trong đó có 3 năm lao động khổ sai. Do tuổi tác, bản án trên đồng nghĩa với việc bà có thể sẽ dành cả phần đời còn lại sau song sắt.

Đây là phán quyết cuối cùng dành cho người đàn bà 77 tuổi, một nhân vật được coi là ngọn hải đăng cho nhân quyền, người đã từ bỏ quyền tự do cá nhân để đối đầu với các tướng lĩnh quân đội Myanmar. Bà đã lãnh đạo đất nước này trong 5 năm trước khi bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính vào đầu năm 2021.

Bà Suu Kyi phủ nhận tất cả các cáo buộc chống lại mình.

Bà hiện bị biệt giam tại một nhà tù ở Thủ đô Naypyidaw và các phiên toà xét xử đều diễn ra trong nội khu nhà tù này.

Phiên toà diễn ra trong bí mật, không cho phép sự tham gia của giới báo chí và các chính trị gia.

Theo đặc phái viên Noeleen Heyzer của Liên hợp quốc, những cáo buộc của chính quyền Myanmar với bà Aung San Suu Kyi giống như “một hình phạt có động cơ chính trị được tạo ra để giam giữ bà sau song sắt đến hết đời”. “Các bản án trên nhằm mục đích loại bỏ bà vĩnh viễn, cũng như làm suy yếu và cuối cùng là phủ nhận chiến thắng vang dội của Đảng NLD (Liên minh Quốc gia vì Dân chủ) trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020”, ông Noeleen cho hay.

Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, bao gồm bà Suu Kyi và cựu Tổng thống Win Myint, trong nghị quyết đầu tiên được thông qua về quốc gia Đông Nam Á này kể từ khi độc lập.

Trong hai năm kể từ khi quân đội lên nắm quyền, quyền tự do và dân chủ ở Myanmar đã xuống cập rõ rệt. Việc quân đội tiếp quản nhà nước vào đầu năm 2021 đã gây ra nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc. Các vụ hành quyết cấp nhà nước đã quay trở lại, hàng nghìn người đã bị bắt giữ vì phản đối chế độ quân sự của chính quyền mới. Lực lượng cảnh sát Myanamr đã giết ít nhất 2.685 thường dân và bắt giữ 16.651 người, theo thống kê của Hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị.

Bà Aung San Suu Kyi là con gái của anh hùng dân tộc Myanmar - tướng Aung San. Ông bị ám sát năm bà mới hai tuổi, không lâu trước khi Myanmar giành được độc lập khỏi tay thực dân Anh năm 1948.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm