Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lượng phóng xạ rò rỉ ở Fukushima tăng gấp đôi

Thứ ba, 07/06/2011 - 21:41

(Thanh tra)- Một tuần sau thảm họa sóng thần dẫn đến rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản ước tính rằng lượng bức xạ phát tán vào môi trường đã tăng lên gấp đôi.

Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết hiện tượng meltdown (lõi lò phản ứng hạt nhân tan chảy dẫn đến kết quả năng lượng phóng xạ phát ra) diễn ra trong ba lò phản ứng tăng nhanh hơn so với dự đoán trước đó. Trước những đánh giá trên, các chuyên gia đã bắt đầu lo ngại trước tình hình “khủng hoảng” phóng xạ.

Thảm họa Fukushima

Ban điều hành của nhà máy hạt nhân hy vọng sẽ có thể đóng cửa các cơ sở trong tháng 1, tuy nhiên có thể mất nhiều thời gian hơn để làm được việc đó trước tình hình không mấy khả quan: lượng phóng xạ vẫn tiếp tục bị rò rỉ.Hiện tại, Chính quyền Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách di dân tự nguyện : khoảng 80.000 cư dân địa phương sinh sống trong vòng bán kính 20 km sơ tán khỏi nơi ở của họ và thậm chí cả một số thị trấn xa cũng bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Lo sợ trước việc đánh giá không chính xác về mức độ ảnh hưởng của phóng xạ tác động đến các lĩnh vực khác, chính phủ đang xem xét việc ban hành lệnh sơ tán diện rộng, ông Yukio Edano - Tổng Thư ký Văn phòng nội các chính phủ Nhật Bản phát biểu. Người dân Fukushima tập trung ở nơi di tản

Người dân Kawamata đang sơ tán  Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản (Nisa) cho hay 770.000 terabecquerel đã phát tán vào khí quyển sau thảm họa 11/3, đã tăng gấp đôi so với lượng ước tính ban đầu là 370.000 terabecquerel (1 terabecquerel bằng 1 triệu becquerel – đơn vị đo phóng xạ trong hệ thống đo lường quốc tế).Phóng viên Roland Buerk, đài BBC cho biết: mặc dù lượng phóng xạ phát tán vào môi trường ở Nhật Bản chỉ bằng 15 % so với thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986 (tính đến thời điểm hiện nay, thì Chernobyl là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của nhân loại) nhưng sự ô nhiễm xung quanh nhà máy hạt nhân nơi đây thật sự đáng lo sợ.Nisa còn cho biết thêm rằng tại lò phản ứng số 1, chỉ trong vòng 5 giờ, tình trạng nóng chảy nhiên liệu hạt nhân xuống dưới đáy bể áp lực đã xảy ra, sớm hơn 10 giờ so với ước tính của ban điều hành Công ty Điện lực Tokyo - Tepco. Thêm nữa, hiện tượng rò rỉ phóng xạ meltdown đã xảy ra tại lò phản ứng số 2 sau 80 giờ và tại lò phản ứng số 3 sau 79 giờ sau khi sóng thần đánh sập hệ thống làm mát nhà máy hạt nhân. Sóng thần tấn công nhà máy điện hạt nhân

Người dân Kawamata đang sơ tán  Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản (Nisa) cho hay 770.000 terabecquerel đã phát tán vào khí quyển sau thảm họa 11/3, đã tăng gấp đôi so với lượng ước tính ban đầu là 370.000 terabecquerel (1 terabecquerel bằng 1 triệu becquerel – đơn vị đo phóng xạ trong hệ thống đo lường quốc tế).Phóng viên Roland Buerk, đài BBC cho biết: mặc dù lượng phóng xạ phát tán vào môi trường ở Nhật Bản chỉ bằng 15 % so với thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986 (tính đến thời điểm hiện nay, thì Chernobyl là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của nhân loại) nhưng sự ô nhiễm xung quanh nhà máy hạt nhân nơi đây thật sự đáng lo sợ.Nisa còn cho biết thêm rằng tại lò phản ứng số 1, chỉ trong vòng 5 giờ, tình trạng nóng chảy nhiên liệu hạt nhân xuống dưới đáy bể áp lực đã xảy ra, sớm hơn 10 giờ so với ước tính của ban điều hành Công ty Điện lực Tokyo - Tepco. Thêm nữa, hiện tượng rò rỉ phóng xạ meltdown đã xảy ra tại lò phản ứng số 2 sau 80 giờ và tại lò phản ứng số 3 sau 79 giờ sau khi sóng thần đánh sập hệ thống làm mát nhà máy hạt nhân. Sóng thần tấn công nhà máy điện hạt nhân

Có nhiều ý kiến chỉ trích việc Chính phủ Nhật Bản và Nhà máy hạt nhân đã quá chậm chạp trong việc công bố thông tin trước đại chúng. Các phát hiện trên chỉ được công bố bởi Ban chuyên gia gồm 10 thành viên, độc lập điều tra nguyên nhân thảm họa hạt nhân.

Cơ quan Giám sát hạt nhân của LHQ , IAEA, đã công bố báo cáo điều tra, chỉ ra những lý do dẫn đến nguy cơ sóng thần ảnh hưởng đến nhà máy hạt nhân trong vụ thảm họa vừa qua và cũng đã được Chính phủ Nhật Bản thừa nhận. Một trong những nguyên nhân là bức tường bao nhà máy điện hạt nhân Fukushima ( nằm ngoài khơi ) dưới 6m, trong khi độ cao của sóng thần vào khoảng 14m.

Cũng trong bản báo cáo trên, IAEA nhấn mạnh việc cần thiết tiếp tục theo dõi sức khỏe và sự an toàn của những người lao động trong nhà máy hạt nhân cũng như người dân Nhật Bản nói chung.

Việt Nga

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm