Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 22/07/2013 - 08:47
(Thanh tra) - Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Người thành thị Hàn Quốc có xu hướng về nông thôn sống và làm việc sau nghỉ hưu, khiến đời sống xã hội các vùng quê trở nên đa dạng và khởi sắc.
Nhật: Mỗi làng một sản phẩm
Nhật hiện vẫn đang áp dụng chính sách nông nghiệp thông qua từ năm 1971 để kiểm soát giá gạo sau khi sản lượng lúa gạo sản xuất trong nước vượt quá nhu cầu tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, Chính phủ hỗ trợ nông dân bằng cách xuất tiền ngân sách ra mua gạo cho dân mỗi khi gạo rớt giá.
Từ thập niên 70 thế kỷ trước, ở tỉnh Oita đã hình thành và phát triển phong trào “mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng sự phát triển chung của cả nước. Gần 30 năm hình thành và phát triển, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật, mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác. Một số quốc gia, nhất là ở khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào này được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc kết để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Hàn Quốc: Phong trào Làng mới
Cuối thập niên 60 thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ 85 USD; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo.
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: Cần cù, tự lực vượt khó, và hợp tác. Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông làng xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Từ 1971 - 1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường xã; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km; xây dựng được 68.797 cầu; kiên cố hóa 7.839km đê, kè; xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng.
Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Nếu năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.
Thái Lan: Nhà nước trợ giúp mạnh mẽ
Là nước nông nghiệp với dân số nông thôn chiếm 80%. Để thúc đẩy phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò cá nhân và các tổ chức hoạt động trong nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Nhà nước hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp với các hình thức như tổ chức hội chợ triển lãm, tiếp thị hàng nông nghiệp; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác.
Trong xây dựng hạ tầng, đã có chiến lược xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ nông nghiệp, bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…
Trong lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đã tập trung cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách:
Phát triển nông nghiệp với nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị nông sản được khuyến khích trong chương trình “mỗi làng một sản phẩm” và chương trình Quỹ làng.
Thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhờ đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU chấp nhận.
Mở cửa thị trường, xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm.
Mỹ: Phát triển ngành “Kinh doanh nông nghiệp”
Là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng Trung Tây Mỹ có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa.
Bên cạnh đó, vốn đầu tư lớn, sử dụng lao động trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành Nông nghiệp. Điều kiện làm việc của nông dân trên cánh đồng rất thuận lợi: Máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản..
Ngành Nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “Kinh doanh nông nghiệp” bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn,hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng.
PVL
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài