Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 08/08/2018 - 06:32
(Thanh tra)- Quy định của Tổng thống số 54/2018 mới được ban hành đang thổi luồng hy vọng mới cho cuộc chiến chống tham nhũng của Indonesia, khi vai trò của Ủy ban Chống tham nhũng (KPK) được đề cao hơn lúc nào hết.
Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo (trái ảnh), cùng Bộ trưởng Điều phối chính trị, pháp lý và an ninh Wiranto (thứ 2 từ trái sang); Bộ trưởng Luật và Nhân quyền Yasonna Laoly (thứ ba từ trái sang), gặp Chủ tịch KPK Agus Rahardjo (thứ 3 từ phải sang) và các Ủy viên KPK tại Bogor Palace ngày 4/7/2018. Ảnh: The Jakarta Post
Những tin tức nằm trên trang nhất các báo Indonesia tuần qua, bên cạnh chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á (Asian Games) sắp tới là cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống 2019 (diễn ra tháng 4/2019), với thông tin đáng chú ý: Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo đã ký Quy định của Tổng thống (Perpres) số 54/2018.
Đề cao vai trò của KPK
Quy định mới là một giải pháp đặc thù, trong đó Chính phủ quyết định bổ sung thêm một lớp các cơ chế để giải quyết nạn tham nhũng đang tràn lan như một "dịch bệnh" của đất nước.
Bước ngoặt lần này trong quy định mới của Tổng thống Widodo là Ủy ban Chống tham nhũng được thêm vào. Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, cơ quan chống tham nhũng này được trở thành một phần trong nỗ lực của Chính phủ nhằm ngăn chặn tham nhũng và nó sẽ liên kết với các cơ quan Chính phủ khác (trong đó bao gồm: Văn phòng Điều hành của Tổng thống, Bộ Nội vụ, Cơ quan Kế hoạch phát triển Quốc gia (Bappenas) và Bộ Cải cách Quản lý và Công chức) trong việc thực hiện các biện pháp chống tham nhũng.
Điều quan trọng hơn với KPK là dưới Quy định của Tổng thống số 54/2018, cơ quan này sẽ tham gia với Chính phủ trong các bước hoạch định kế hoạch chính sách cũng như phối hợp trong việc thực hiện một loạt biện pháp chống tham nhũng.
Chấm dứt sự chồng chéo
Cuộc chiến chống tham nhũng đã và đang trở nên khốc liệt ở Indonesia. Trong thực tế, sự cạnh tranh đã trở thành một vấn đề chung giữa các cơ quan Chính phủ trong việc đối phó với tham nhũng.
Đơn cử, Cảnh sát Quốc gia đã công bố kế hoạch của họ, thiết lập một Đội đặc biệt (Densus) để chống tham nhũng. Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Tito Karnavian cho rằng, sẽ không có sự chồng chéo giữa các kế hoạch điều tra của họ với KPK, khi một bên chịu trách nhiệm giải quyết các vụ tham nhũng lớn và một bên chỉ xử lý các vụ tham nhũng nhỏ.
Trước động thái của ngành Cảnh sát, Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) cho biết, sẽ cho phục hồi lực lượng đặc nhiệm của riêng mình để chống tham nhũng. Tiếp đó, có các Chánh thanh tra gắn với các cơ quan Chính phủ riêng rẽ, ở cả cấp quốc gia và địa phương, có sự hoạt động độc lập với nhau.
Quy định mới cần chấm dứt sự lộn xộn này. Theo Quy định của Tổng thống số 54/2018, bất kỳ nỗ lực nào để ngăn chặn, phá vỡ tham nhũng được thực hiện bởi các cơ quan Chính phủ ở cấp quốc gia và địa phương phải phù hợp với chiến dịch chống tham nhũng của KPK.
Mặc dù quy định mới không đề cập rõ ràng rằng KPK sẽ dẫn đầu trong chiến dịch chống tham nhũng, nhưng Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Indonesia Moeldoko cho biết, KPK sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối và giám sát nỗ lực của Chính phủ.
Các lĩnh vực mục tiêu của quy định mới là tài chính, quản trị và cấp phép, thực thi pháp luật - các lĩnh vực cơ bản trong bộ máy nhà nước bị ảnh hưởng bởi tham nhũng.
Và đến từ một kết quả mang tính định hướng của Tổng thống, Quy định mới chỉ rõ thời gian, cách thức để đạt được các mục tiêu. Cụ thể: 3 tháng sau khi thông qua, một nhóm cấp quốc gia phải phối hợp với chiến dịch chống tham nhũng tổng thể của Chính phủ, gửi báo cáo cho Tổng thống và công bố các báo cáo về tiến trình hoạt động của mình. Báo cáo tiến độ cần thực hiện 3 tháng 1 lần.
Những quy định mới này nhóm lên hi vọng mới về sự tiến bộ trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Indonesia.
Hoài Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang