Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Quân
Chủ nhật, 11/08/2024 - 22:05
(Thanh tra) - Cơ quan Giám sát chống rửa tiền toàn cầu, lực lượng đặc nhiệm hoạt động tài chính (FATF) đã kêu gọi Ấn Độ tăng cường giám sát hoạt động tài khoản ngân hàng liên quan đến giới chức địa phương, giới chức chính phủ, gia đình và thậm chí là những người thân cận.
Ấn Độ là thành viên của FATF từ năm 2010
Khuyến nghị mà FATF đưa ra trong bản báo cáo gửi đến Chính phủ Ấn Độ là cần giám sát chặt chẽ hơn nữa nguồn tiền trong tài khoản của “những người liên quan đến chính trị”( PEPs), đồng thời giám đốc các ngân hàng nhà nước Ấn Độ nên kiểm tra, phê duyệt các tài khoản ngân hàng tạo mới của giới chức địa phương, giới chức Chính phủ, gia đình và thậm chí là những người thân cận nhằm phòng chống nạn hối lộ và tham nhũng.
FATF cho biết Ấn Độ đã đạt được mức độ tuân thủ cao trong việc thực thi luật chống rửa tiền. Chính phủ có 5 năm để thực hiện các quy tắc ngân hàng được khuyến nghị trước đợt đánh giá tiếp theo.
FATF đánh giá Ấn Độ là "tuân thủ" và "đa phần tuân thủ" 37/40 Khuyến nghị trong Bộ Chuẩn mực quốc tế chung về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí.
Báo cáo được thông qua tại phiên họp toàn thể của FATF tổ chức tại Singapore xếp Ấn Độ vào nhóm "theo dõi thường xuyên". Tuy nhiên, “Ấn Độ cũng cần giải quyết sự chậm trễ liên quan đến việc kết thúc các vụ truy tố rửa tiền và tài trợ khủng bố, và đảm bảo các biện pháp ngăn chặn giúp các tổ chức phi lợi nhuận không bị lợi dụng để tài trợ khủng bố”.
“Đây là cột mốc quan trọng trong nỗ lực của quốc gia nhằm chống rửa tiền và tài trợ khủng bố”, thông cáo của Cục Thông tin Báo chí Ấn Độ cho biết.
Trong một tuyên bố, Chính phủ Ấn Độ cho rằng: "Việc xếp hạng tốt sẽ giúp Ấn Độ tiếp cận tốt hơn với các thị trường và định chế tài chính toàn cầu, đồng thời tăng cường niềm tin của nhà đầu tư".
FATF là cơ quan liên Chính phủ được thành lập vào tháng 7/1989 và có trụ sở chính tại Paris, Pháp. Mục tiêu chính của FATF là phát triển và thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Kể từ năm 2000, FATF đã duy trì Danh sách Đen (gọi là Danh sách các khu vực pháp lý có rủi ro cao và không hợp tác) và Danh sách Xám (gọi là Danh sách các khu vực pháp lý được giám sát tăng cường).
Hậu quả cho quốc gia bị đưa vào Danh sách Xám của FATF là: (1) Tăng cường giám sát: Các quốc gia trong Danh sách Xám sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn bởi FATF và các đối tác quốc tế khác. Các quốc gia này phải thường xuyên báo cáo tiến độ của các cải cách và biện pháp đã cam kết thực hiện. (2) Tác động tới hình ảnh và uy tín: Việc xuất hiện trong Danh sách Xám có thể làm giảm uy tín của quốc gia đó trong cộng đồng quốc tế và khiến các đối tác kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra thận trọng hơn khi làm việc hoặc đầu tư vào quốc gia đó. (3) Khó khăn trong các giao dịch tài chính: Các tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp thận trọng bổ sung khi làm việc với các quốc gia trong Danh sách Xám. Điều này có thể bao gồm việc tăng cường kiểm tra và giám sát các giao dịch tài chính liên quan. (4) Áp lực cải cách: Để tránh bị chuyển sang Danh sách Đen hoặc thoát khỏi Danh sách Xám, các quốc gia cần nhanh chóng thực hiện các cải cách cần thiết theo khuyến nghị của FATF. Điều này có thể bao gồm sửa đổi luật pháp, tăng cường hệ thống giám sát và thực thi pháp luật. (5) Tác động đến quan hệ kinh tế: Mặc dù các biện pháp hạn chế không nghiêm ngặt như với Danh sách Đen, việc ở trong Danh sách Xám vẫn có thể ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế và thương mại của quốc gia với các đối tác quốc tế.
Hậu quả cho quốc gia bị đưa vào Danh sách Đen của FATF là: (1) Giảm uy tín quốc tế: Quốc gia trong Danh sách Đen sẽ mất uy tín trong mắt cộng đồng quốc tế, làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao và hợp tác với các quốc gia khác. (2) Hạn chế về tài chính và thương mại: Các quốc gia và tổ chức tài chính khác có thể áp dụng các biện pháp hạn chế đối với quốc gia trong Danh sách Đen, bao gồm tăng cường kiểm tra, hạn chế giao dịch và thậm chí là cấm vận tài chính. (3) Khó khăn trong việc vay vốn: Các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài thường sẽ rất cẩn trọng hoặc từ chối đầu tư vào quốc gia trong Danh sách Đen. Điều này làm tăng chi phí vay vốn. hoặc sẽ phải chuyển sang vay vốn thương mại và khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư FDI. (4) Suy giảm đầu tư nước ngoài do lo ngại về tính ổn định và minh bạch của hệ thống tài chính quốc gia. (5) Áp lực cải cách: Quốc gia trong Danh sách Đen phải đối mặt với áp lực cải cách hệ thống tài chính và pháp lý. Điều này thường đòi hỏi phải có những thay đổi lớn trong chính sách.
Năm 2004, FATF đã ban hành bộ tiêu chuẩn khuyến nghị gồm 40 Khuyến nghị về phòng, chống rửa tiền và 9 Khuyến nghị đặc biệt về phòng, chống tài trợ khủng bố.
Tháng 2/2012, FATF sửa đổi, bổ sung các khuyến nghị này thành Bộ 40 Khuyến nghị mới về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt. Văn bản đang được áp dụng là Bộ Chuẩn mực quốc tế chung về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí. Hiện nay, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ cam kết thực hiện theo các khuyến nghị của FATF, trong đó có Việt Nam.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tham nhũng trong bầu cử vẫn tiếp tục là một vấn đề lớn, mặc dù đã có nhiều thay đổi trong Luật Hình sự cũng như Luật Dân sự của Moldova những năm gần đây, và chính quyền nước này cần áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn để chống tham nhũng trong bầu cử.
Hoài Phương
09:50 13/11/2024(Thanh tra) - Những người biểu tình ở Serbia hôm 11/11 đã yêu cầu bắt giữ và hành động từ chức của các quan chức cấp cao liên quan đến vụ sập mái nhà ga xe lửa đầu tháng này khiến 14 người thiệt mạng.
Ngọc Anh
18:47 12/11/2024Ngọc Anh
11:14 11/11/2024Hoài Phương
13:44 10/11/2024Ngọc Anh
10:43 10/11/2024Thu Huyền
Trung Hà
Hương Trà
Phương Hiếu - Nguyễn Nhuần
Phương Anh - Phương Hiếu
Lê Hữu Chính
Cảnh Nhật
Trọng Tài
Nam Dũng
Thái Hải
Phương Hiếu