Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều gì khiến Malaysia lo lắng?

Thứ năm, 16/08/2018 - 18:22

(Thanh tra)- Tham nhũng tài chính và tham nhũng chính trị là mối quan tâm hàng đầu của người dân Malaysia, theo kết quả điều tra khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Ipsos Sdn Bhd.

Lãnh đạo bộ phận tư vấn kinh doanh của Ipsos Kiranjit Singh (trái ảnh) và Giám đốc điều hành Ipsos Arun Menon tại buổi họp báo công bố kết quả khảo sát "Điều gì khiến Malaysia lo lắng" ngày 14/8. Ảnh: The Edge

Tham nhũng: Mối lo của người dân, thách thức của Chính phủ

Theo khảo sát của Ipsos, thực hiện trên 3.500 người trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, 60% trong số người được hỏi cho biết, họ lo lắng về tham nhũng tài chính và tham nhũng chính trị, đứng ngay sau đó là tình trạng thất nghiệp và việc làm (43%).

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, 41% số người được hỏi lo lắng về tình trạng bạo lực, tội phạm; tiếp đến là suy giảm đạo đức (31%), lĩnh vực thuế (24%), lạm phát (16%), và đói nghèo, bất bình đẳng (14%).

Giám đốc điều hành của Ipsos Arun Menon cho biết, người dân Malaysia luôn quan tâm tới vấn nạn tham nhũng. Tính đúng đắn của các kết quả khảo sát của Ipsos cũng đã được khẳng định thêm thông qua tin tức trên báo chí và những thông tin được tiết lộ liên tục ngay sau cuộc Tổng tuyển cử lần thứ 14 diễn ra ngày 9/5 vừa qua.

“Đối với Chính phủ liên minh Pakatan Harapan, đây được xem là một thách thức khi Chính phủ mới lên nắm quyền phải đối mặt với kỳ vọng cao hơn lúc nào hết từ phía người dân. Hơn nữa, Chính phủ cần có trách nhiệm giải trình tốt hơn và có sự giám sát trong các hành động", ông Arun phát biểu tại cuộc họp báo công bố kết quả khảo sát "Điều gì khiến Malaysia lo lắng" (What Worries Malaysia) ngày 14/8.

Chính phủ mới, niềm tin mới

Tuy nhiên, ông Arun cũng cho biết, cuộc khảo sát cho thấy 2/3 số người được hỏi (66%) tin tưởng rằng đất nước đang đi đúng hướng, với những tín hiệu tích cực sau bầu cử đã mang lại sự điều chỉnh trong thực tế hàng ngày.

“Đúng như mong đợi, đất nước trải qua sự thay đổi về chính phủ có xu hướng mang lại những cảm tình tốt đẹp hơn", ông Arun nói, đồng thời cho biết thêm, sự điều chỉnh được cho là đột phá, mang tính tự nhiên, trong khi tâm lý tích cực được chuyển hóa thành sự hồi sinh niềm tin cho người dân Malaysia trong việc vẽ nên tương lai của chính họ. Niềm tin đó được hỗ trợ bởi các chính sách khẩn cấp của Chính phủ đối với vấn đề tham nhũng và thuế.

Khi Chính phủ Pakatan đánh dấu mốc 100 ngày cầm quyền đầu tiên, ông Arun cho biết, Ipsos hi vọng sẽ thấy sự tập trung của Chính phủ được chuyển sang các hành động thực tế hàng ngày như giải quyết việc làm, an ninh và chi phí sinh hoạt.“Nh

ững nỗ lực của Chính phủ (Pakatan) rõ ràng đã giúp giảm lạm phát và thuế”, ông Arun nói và nhấn mạnh thêm rằng, những hành động của Chính phủ chú trọng vào giải quyết vấn đề chi phí sinh hoạt nên được chạy song song với một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn.

Đối với lĩnh vực kinh doanh, người đứng đầu bộ phận tư vấn kinh doanh của Ipsos Kiranjit Singh cho biết, các chính sách của Chính phủ về thuế, thương mại và đầu tư - những điều có thể cản trở đáng kể quyết định kinh doanh - lại không phải là mối quan tâm, lo lắng trước hết của 100 doanh nghiệp hàng đầu Malaysia (đã tham gia khảo sát).

Theo ông Kiranjit, việc thiếu các chính sách rõ ràng và mang tính bền vững, cùng với tình trạng mập mờ của các dự án cơ sở hạ tầng lớn được tạo lập bởi chính quyền Barisan Nasional trước đây, đã dựng thêm một tầng nguy cơ cho các kế hoạch kinh doanh dài hạn.

“Ổn định đồng tiền trong nước và bảo đảm các chính sách nhất quán là những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp Malaysia mong muốn Chính phủ tập trung trong 2 năm tới", ông Kiranjit nhấn mạnh.

Còn đối với các công ty đa quốc gia lớn, ông Kiranjit cho biết, mối quan tâm chính của họ là các chi phí liên quan đến sự đảo ngược của thuế hàng hóa và dịch vụ - sẽ được thay thế bởi thuế bán hàng và dịch vụ vào tháng tới.

Ông Kiranjit cũng cho biết, khảo sát mới nhất của Ipsos cho thấy các công ty Malaysia có cái nhìn rất tích cực về kinh tế và triển vọng kinh doanh.

Trên thang điểm từ 1 đến 5, với mức 5 là tích cực nhất, ông Kiranjit cho biết, các doanh nghiệp Malaysia đánh giá tăng trưởng kinh tế đất nước trong năm tới là ở mức 3,7, trong khi triển vọng kinh doanh được đánh giá ở mức điểm 3,5.

Về khả năng đầu tư vào đất nước trong vòng 1 năm tới, ông Kiranjit cho biết, các doanh nghiệp trong nước đánh giá mức điểm 3,6. “Tin tốt lành trên là một sự suôn sẻ trong chuyển tiếp chính trị. Sự hấp dẫn lâu dài của Malaysia thu hút đầu tư đang trở nên mạnh mẽ hơn", ông nói thêm. 

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm