Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cuộc sống tuyệt vọng khiến nông dân Ấn Độ tự sát hàng loạt

Thứ năm, 23/04/2015 - 09:00

Yogita Kanhaiya đang ngóng chờ đứa con thứ 2, sau khi đã có một bé trai 2 tuổi. Nhưng chồng cô, anh Moreshwor - một nông dân trồng bông - sẽ không thể có mặt để nhìn con lớn lên. Anh đã tự sát khi cô mới mang bầu.

Murali Dhidkar, một người nông dân trồng bông ở Ấn Độ. Nguồn: CNN

Bi kịch càng tăng thêm vì 8 năm trước đây, bố chồng Yogita - một người nông dân trồng bông khác - cũng đã tự sát.

"Chồng tôi mắc nợ quá nhiều,” Yogita, 25 tuổi, nói về người chồng quá cố. "Anh ấy chẳng kiếm được tiền từ trồng bông nên đã tìm tới cái chết vì đau buồn."

Đây là một câu chuyện quen thuộc tại nhiều gia đình nằm ở vành đai trồng bông ở Tây Ấn Độ. Theo thống kê của một nhóm hoạt động, cứ mỗi 8 giờ lại có một nông dân trồng bông Ấn Độ tự sát.

“Chúng tôi nhận được báo cáo về từ 2-3 vụ tự sát diễn ra mỗi ngày,” Kishor Tiwari, lãnh đạo nhóm Vidarbha Jan Andolan Samiti (VJAS) – một nhóm bênh vực nông dân trồng bông, cho biết.

Vidarbha, khu vực miền Đông của bang Maharashtra, nổi tiếng là “tâm chấn” của cuộc khủng hoảng tự sát. Theo dữ liệu VJAS, khoảng 2.900 nông dân ở khu vực này đã tự sát kể từ năm 2013 và hơn 500 người đã chết từ đầu năm nay.

Có nhiều lý do để khiến người nông dân Vidarbha rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Ví dụ mưa không đúng mùa và lốc tố đã phá hoại nhiều cánh đồng bông vào đầu năm nay.

Nhưng có một lý do quan trọng hơn là việc người nông dân được mùa bông trong năm 2014 đã khiến giá mặt hàng này giảm xuống, trong khi chi phí sản xuất tăng lên. 

Điều này khiến cho nhiều người nông dân hoặc sụt giảm thu nhập hoặc vướng vào tình trạng nợ nần, do phải vay mượn để tiếp tục trồng bông.

Một năm nhiều biến động

Năm ngoái Ấn Độ đã ghi nhận một vụ mùa bông kỷ lục và cung cấp lượng hàng khổng lồ cho thị trường thế giới. Cụ thể, Ấn Độ sản xuất 9,6 triệu tấn công trong vụ mùa 2013/2014, trở thành nước trồng bông lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Tình trạng thừa bông đã đẩy giá bông tụt xuống thê thảm, gây hại cho nhiều người nông dân, đặc biệt là các nông dân ở Vidarbha – nơi hoạt động kinh tế dựa ngày càng nhiều vào cây bông.

Ông Murali Dhidkar, một người nông dân cho biết: "Mảnh đất của chúng tôi chỉ hỗ trợ có 2 loại cây, gồm cây bông và đậu nành. Nhưng trong mấy năm qua, cây đậu nành cho năng suất ngày càng cảm. Vì thế chúng tôi chỉ còn biết dựa vào cây bông.”

Ông thổ lộ vào năm ngoái, giá cây bông đã giảm mất một nửa. “Tôi chỉ thu được khoảng 50 USD cho mỗi quintal (48,95 kg) bông. Cách đây 1 năm, giá tiền là 100 USD. Giá bông chưa bao giờ thấp thế. Chi phí thuốc trừ sâu, phân bón và hạt giống tăng lên, nhưng giá bông lại tụt xuống.” 

Murali Dhidkar cũng chỉ ra tình cảnh khốn cùng của những người nông dân mắc nợ như mình tại Vidarbha, với nhiều người buộc phải vay vốn để tiếp tục trồng bông. "Giới chức chính quyền không thèm nghe tình cảnh của chúng tôi. Chỉ cách đây vài ngày, một hàng xóm của tôi đã châm lửa tự thiêu,” Dhidkar cho biết.

Tiwari, thành viên một nhóm ủng hộ các nông dân Ấn Độ, nói rằng nhiều người ở Vidarbha đã mất hy vọng rằng tình hình rồi sẽ được cải thiện.

Một vấn đề mang tầm quốc gia


Hơn 50% dân số Ấn Độ hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động có liên quan, chiếm 18% tổng GDP của đất nước. Dữ liệu chính quyền cho thấy đã có 11.772 nông dân tự sát tại Ấn Độ trong năm 2013. Con số này tương đương 44 cái chết mỗi ngày.

Đầu tháng này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nâng tiền đền bù cho các vụ mùa thất bát và giảm bớt các rào cản để người nông dân tiếp cận dễ hơn với tiền đền bù. 

Tuy nhiên động thái này vẫn không xoa dịu được sự tức giận của những người nông dân, nhất là khi chính quyền thông qua dự luật thu mua đất đai – vốn bị phê phán là giúp chính quyền chiếm đất của dân một cách dễ dàng hơn.

Đảng BPJ cầm quyền của ông Modi cho biết các quy định cũ đã đặt ra nhiều rào cản không cần thiết và luật mới được tạo ra nhằm kích thích đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 

Chính quyền có khả năng sẽ trình dự luật mới khi Quốc hội Ấn Độ hoạt động trở lại trong tuần này. 

Trong ngày Chủ Nhật vừa qua, hàng ngàn nông dân đã tụ tập ở Delhi, tại cuộc biểu tình do đảng Quốc đại đối lập tổ chức để chống dự luật đất đai. Họ nói rằng các chính sách của ông Modi là “ủng hộ giới công nghiệp và chống lại nông dân.”

Trong lúc này, Kanhaiya vẫn không ngừng lo lắng về việc sẽ kiếm miếng ăn cho gia đình ra sao, khi chỉ còn vài ngày nữa là chị sẽ sinh con. “Tôi phải trả nợ cho cả ngân hàng lẫn những chủ nợ cá nhân. Tôi chẳng biết mình sẽ trả nợ ra sao. Sau khi con chào đời, tôi sẽ đi tìm việc làm. Tôi sẽ phải làm việc nặng nhọc cả đời để trả nợ,” chị cho biết, sự tuyệt vọng hiện rõ trong giọng nói.

"Tôi đã nhận tiền đền bù từ chính quyền bang sau khi chồng chết. Nhưng số tiền rất nhỏ, chẳng giúp ích gì cho tình cảnh của tôi lúc này”.

Theo Linh Vũ/Vietnam+

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm