Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ năm, 23/02/2023 - 13:41
(Thanh tra) - Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng trở thành "cơn ác mộng" chưa có hồi kết ở Nam Phi, thì mới đây, ngành Điện nước này lại hứng "bão" khi chính Giám đốc Điều hành Công ty Điện lực Nhà nước Eskom tiết lộ, mỗi tháng, công ty mất tới 55 triệu USD vì tham nhũng.
Trụ sở của ESKOM được chụp vào ngày 4/2/2015 tại Johannesburg. Ảnh: GIANLUIGI GUERCIA/AFP/Getty Images
Theo Bloomberg ngày 23/2, Giám đốc Điều hành sắp rời nhiệm sở của Eskom Holdings SOC Ltd. cho biết, tình hình tham nhũng là nghiêm trọng, công ty đang bị thiệt hại 1 tỷ rand (55 triệu USD) mỗi tháng vì hành vi hối lộ và trộm cắp do những người thường có liên hệ với đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC) thực hiện.
Trong một cuộc phỏng vấn được kênh truyền hình địa phương ETV phát sóng hôm 21/2, Giám đốc Điều hành Eskom Andre de Ruyter đã chỉ trích hành vi và cam kết của các quan chức Chính phủ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.
Khi được phóng viên của ETV hỏi, liệu Eskom có phải là một “nguồn cung” nuôi dưỡng ANC hay không, De Ruyter trả lời: “Bằng chứng cho thấy đúng như vậy”.
Ngay sau đó, Eskom ra thông báo rằng, Andre de Ruyter sẽ rời công ty sớm hơn 1 tháng trước ngày dự kiến vào 31/3.
“Sau khi triệu tập cuộc họp hội đồng quản trị đặc biệt vào ngày 22/2/2023, Hội đồng Quản trị Eskom và Giám đốc Điều hành Andre de Ruyter đã đạt được thỏa thuận chung để giảm nhiệm kỳ của ông ấy tới ngày 28/2/2023".
De Ruyter đã lãnh đạo Eskom trong 3 năm đầy biến động, có các hành động giải quyết nạn tham nhũng đã đẩy khoản nợ của công ty lên tới hơn 400 tỷ rand và dẫn đến sự cố thường xuyên xảy ra tại các nhà máy nhiệt điện than, nơi sản xuất gần như toàn bộ điện năng của Nam Phi.
Vincent Magwenya, Người phát ngôn Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, và Mahlengi Bhengu-Motsiri, Phát ngôn viên ANC, đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
Trong bản tin hàng tuần xuất bản vào đầu tháng này, Tổng thống Ramaphosa cho biết: “Trong nhiều năm, tham nhũng đã làm suy yếu nhà nước một cách có hệ thống, làm hư hỏng các tổ chức quan trọng và làm xói mòn cơ cấu xã hội của đất nước”.
Lãnh đạo Nam Phi nhấn mạnh: “Chúng tôi quyết tâm xây dựng một xã hội được xác định bởi sự đứng đắn và liêm chính, không dung thứ cho hành vi cướp bóc nguồn lực công”.
Cuộc phỏng vấn của Giám đốc Điều hành Eskom với ETV diễn ra trước thông báo ngày 22/2 của Bộ trưởng Tài chính, cho biết Chính phủ sẽ tiếp nhận một phần khoản nợ của Eskom với một số điều kiện.
Những phát biểu gây chấn động của De Ruyter được đưa ra vào thời điểm người dân Nam Phi đang bị cắt điện tới 12 giờ một ngày.
De Ruyter thừa nhận đã thất bại trong việc ngăn chặn tình trạng cắt điện, nhưng khẳng định đã xoay sở để giảm tham nhũng, chuyển công ty sang sử dụng năng lượng sạch và bắt đầu một quá trình tái cơ cấu, phân chia thành các đơn vị truyền tải, phân phối và phát điện.
Ông cũng cảnh báo Eskom có khả năng cắt 6.000 megawatt điện từ lưới điện liên tục trong những tháng mùa Đông của Nam Phi. Tình trạng mất điện có thể sẽ tồi tệ hơn.
“Năm 2023 sẽ là một năm khó khăn", ông nói.
Hệ thống điện ở Nam Phi thuộc Công ty Điện lực Nhà nước Eskom quản lý độc quyền, từng hoạt động khá mạnh. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cắt điện bắt đầu xảy ra vào năm 2007, kéo dài dai dẳng, và năm 2022 chứng kiến "cơn ác mộng" khi số lần cắt điện cao gấp đôi so với những năm trước, và tình trạng này chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm 9/2 đã phải tuyên bố “tình trạng thảm họa quốc gia” để đối phó với hiện trạng thiếu điện dẫn đến cắt điện hàng ngày ở quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất lục địa.
Eskom đã không sản xuất đủ điện. Việc cắt điện nhiều giờ mỗi ngày ảnh hưởng nghiêm trọng tới các gia đình, nhà máy và doanh nghiệp trên quốc gia 60 triệu dân.
Eskom cung cấp phần lớn điện năng cho Nam Phi thông qua các nhà máy nhiệt điện than đã bị sử dụng quá mức và không được bảo trì trong nhiều năm. Theo các chuyên gia, cần những khoản đầu tư ngay lập tức để sửa chữa các nhà máy điện than. Thế nhưng, bản thân Công ty Eskom bị đổ lỗi để cho tham nhũng hoành hành nên không có khả năng quản lý các dự án đầu tư mới.
Chính phủ cho phép Eskom tăng giá điện thời gian gần đây, nhưng vẫn nắm chặt tay với việc bổ nhiệm Giám đốc Điều hành Eskom. Chính phủ cũng luôn buộc Eskom phải ưu tiên đối tượng này, đối tượng kia không được cắt điện, làm cho việc điều độ đã khó lại càng thêm khó.
Trong 1 thập kỷ, Eskom đã chứng kiến sự ra đi của 13 giám đốc điều hành.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải