Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ sáu, 28/10/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Một báo cáo mới từ Nhóm Các quốc gia chống tham nhũng của Hội đồng Châu Âu (GRECO) đã khuyến nghị Montenegro cần thiết lập một chiến lược phòng chống tham nhũng quốc gia và nhấn mạnh vai trò của tất cả cơ quan công quyền, chứ không chỉ riêng Cơ quan Phòng chống tham nhũng.
GRECO báo cáo đánh giá hiệu quả của khuôn khổ chống tham nhũng được áp dụng ở Montenegro. Ảnh: Council of Europe
GRECO vừa có báo cáo đánh giá hiệu quả của khuôn khổ được áp dụng ở Montenegro nhằm ngăn chặn tham nhũng giữa các thành viên Chính phủ và các chức năng hành pháp hàng đầu khác cũng như trong lực lượng cảnh sát.
GRECO kêu gọi Montenegro có các biện pháp chính trị mạnh mẽ để tăng cường tính chặt chẽ của hệ thống phòng, chống tham nhũng. Khuyến nghị thiết lập một chiến lược phòng chống tham nhũng quốc gia và nhấn mạnh rằng, tất cả cơ quan công quyền, chứ không chỉ riêng Cơ quan Phòng chống tham nhũng, nên nắm quyền thực hiện hiệu quả công việc này.
GRECO đã đưa ra 22 khuyến nghị cho các cơ quan chức năng Montenegro và thông báo lộ trình sẽ đánh giá sự tuân thủ của quốc gia này sau ngày 31/12/2023 - thời hạn các cơ quan có thẩm quyền của Montenegro gửi báo cáo về các biện pháp đã thực hiện.
Trong báo cáo đánh giá được công bố ngày 25/10, GRECO cho biết: “Hoạt động độc lập không chịu ảnh hưởng chính trị hoặc những ảnh hưởng từ mạng lưới tội phạm là đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa tham nhũng. Do đó, nhóm đánh giá của GRECO đã rất lo ngại về thông tin cho thấy, cả ảnh hưởng chính trị và ảnh hưởng từ các nhóm tội phạm đối với cảnh sát được coi là vấn đề nghiêm trọng ở Montenegro".
Tại quốc gia miền Đông Nam Châu Âu này, vào ngày 18/7, cảnh sát cấp cao Petar Lazovic đã bị bắt vì bị cáo buộc liên quan đến băng đảng Kavac khét tiếng - một nhóm buôn lậu ma túy từ thị trấn Kotor.
Petar Lazovic được cho là cung cấp cho Kavac sự bảo vệ chính thức đối với hoạt động buôn lậu ma túy, vũ khí và thuốc lá.
Montenegro cũng đã phát lệnh bắt giữ sĩ quan cảnh sát Ljubo Milovic, người đang làm việc với Lazovic để che chắn cho những kẻ buôn lậu ma túy.
Trước đó, ngày 8/3, Cảnh sát Montenegro đã bắt giữ Dalibor Medojevic - người đứng đầu bộ phận tội phạm kinh tế của cảnh sát, vì nghi ngờ tạo ra một tổ chức tội phạm và lạm dụng chức vụ.
Cơ quan công tố cho rằng, Medojevic đã liên lạc với các thành viên của băng nhóm tội phạm nổi tiếng có tên là Skaljari - băng nhóm đối đầu với Kavac, đều có nguồn gốc từ thị trấn ven biển Kotor của Montenegro. Medojevic đã cung cấp cho Skaljari thông tin về cuộc điều tra đối với hoạt động của băng nhóm.
Tháng 12 năm ngoái, một cảnh sát khác là Darko Lalovic, đã bị bắt, sau khi bị phát hiện có liên lạc qua ứng dụng Sky ECC được mã hóa với các thành viên của băng đảng Kavac.
Báo cáo của GRECO cảnh báo rằng, Montenegro cần cải thiện các thủ tục nội bộ trong việc bổ nhiệm các sĩ quan cảnh sát.
“Các sĩ quan cảnh sát nên trải qua những cuộc kiểm tra tính liêm chính trước khi được bổ nhiệm và thực hiện điều này trong suốt sự nghiệp của họ. Các khuôn khổ chống tham nhũng trong nội bộ ngành cảnh sát đã được thiết lập, nhưng vai trò của chúng cần được làm rõ và cần đảm bảo việc thực thi Quy tắc Đạo đức nghề nghiệp trong thực tiễn", theo báo cáo.
Theo số liệu chính thức, Tổng cục Cảnh sát Montenegro có 4.580 cán bộ, nhân viên, trong đó có 3.826 cảnh sát.
Trong báo cáo năm nay về tiến trình của quốc gia đối với tư cách thành viên Liên minh Châu Âu, Ủy ban Châu Âu cho rằng, Chính phủ Montenegro cần tăng cường nỗ lực tiến hành các cuộc điều tra hiệu quả và độc lập để giải quyết những vi phạm của cảnh sát.
“Việc thiếu nguồn nhân lực trong các lĩnh vực quan trọng của cảnh sát cần được ưu tiên giải quyết để đảm bảo phản ứng phù hợp với các mối đe dọa của tội phạm có tổ chức được xác định trong đánh giá về mối đe dọa tội phạm có tổ chức và tội phạm nghiêm trọng của Montenegro”, báo cáo của Ủy ban Châu Âu cho biết.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý