Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 06/07/2021 - 15:48
(Thanh tra) - Diễn đàn Chính trị cấp cao (HLPF) về phát triển bền vững năm 2021 là nơi các nhà lãnh đạo từ chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự thảo luận về cách phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19 và xoay chuyển cuộc khủng hoảng trở thành cơ hội cho một sự thay đổi lớn, hướng tới một nền kinh tế toàn cầu bền vững hơn.
Những người phụ nữ trồng rau trong một trang trại ở Ấn Độ trong khuôn khổ chương trình phát triển nông thôn do UNICEF hỗ trợ. Ảnh: UNICEF / Vinay Panjwani
Hội nghị hỗn hợp (trực tuyến và trực tiếp), diễn ra từ ngày 6 - 15/7, sẽ tập trung vào các bài học kinh nghiệm, sự thành công, thiếu sót, những kế hoạch nổi bật từ cuộc khủng hoảng sức khỏe chưa từng có, và ủng hộ việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) như cách tốt nhất để xây dựng các xã hội hòa nhập hơn, mau phục hồi hơn và lành mạnh hơn.
“Các quốc gia sẽ chia sẻ và phản ánh những hành động mà họ đã và đang thực hiện để vượt qua đại dịch, giải quyết các tác động của nó và tái thiết tốt hơn”, ông Munir Akram, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) - cơ quan tổ chức Diễn đàn cho biết và nhấn mạnh: “Vấn đề cốt lõi sẽ là, liệu các nước có đang sử dụng các SDG làm kế hoạch chi tiết cho phản ứng của họ với COVID-19 hay không và bằng cách nào?”.
Giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất
Năm nay, 43 quốc gia sẽ trình bày các hành động mà họ đã thực hiện để cải thiện mức sống của người dân, bất chấp tác động của đại dịch. Tính đến nay, 168 quốc gia đã trình bày tiến bộ của họ về các SDG kể từ Diễn đàn đầu tiên vào năm 2016.
Ví dụ, trong lĩnh vực hành động vì khí hậu, đảo quốc Antigua và Barbuda đang thực hiện một dự án trị giá 1,3 triệu USD để cải thiện khả năng tiếp cận tài chính khí hậu của xã hội dân sự.
Tại Na Uy, các biện pháp chống biến đổi khí hậu đã khiến tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1993. Trong khi, Angola quyết định ban hành các biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc của quốc gia này vào dầu mỏ.
Đối với nhiều quốc gia, công tác ứng phó với đại dịch liên quan đến việc đầu tư vào công dân của họ, tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và thị trường lao động để giúp đỡ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất.
Chương trình “Cuộc sống tươm tất” (Decent Life) của Ai Cập nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của hàng triệu người nghèo ở các vùng nông thôn.
Đan Mạch đã khánh thành Dự án “Ưu tiên trẻ em trước” (Children First) nhằm đảm bảo các điều kiện tốt hơn cho các cơ hội bình đẳng trong thời thơ ấu.
Và, Síp đã thông qua một gói hỗ trợ cho người lao động, các nhóm lao động tự do, dễ bị tổn thương cũng như các doanh nghiệp, trị giá khoảng 2,6 tỷ Euro.
Tiến bộ nhiều năm bị xóa bỏ
Bên cạnh những sáng kiến đáng hoan nghênh nêu trên, ECOSOC cảnh báo, đại dịch đã xóa bỏ tiến bộ trong nhiều năm đối với một số SDG và các đại biểu tham dự Diễn đàn sẽ xác định những lĩnh vực cần được quan tâm nhiều hơn, các chính sách có khả năng tác động tối đa đến việc đạt được các mục tiêu.
Trước khi đại dịch bùng phát, sự tiến bộ đã được mô tả là không đạt yêu cầu, với tình trạng bất bình đẳng lan rộng, đói kém, biến đổi khí hậu, thiếu tiếp cận giáo dục, thất nghiệp ngày càng tăng và nghèo đói cùng cực.
Bằng cách nêu bật những vấn đề đang diễn ra này, hy vọng rằng các quốc gia sẽ vạch ra một lộ trình phục hồi lấy con người làm trung tâm và được củng cố bởi cải cách kinh tế, chuyển đổi kỹ thuật số, công bằng vắc xin và hành động vì khí hậu.
Những điểm nổi bật của HLPF 2021
- Ra mắt Báo cáo các SDG năm 2021: Báo cáo hàng năm cung cấp cái nhìn tổng quan về những nỗ lực của thế giới trong việc thực hiện các SDG cho đến nay. Báo cáo năm 2021 được đưa ra vào ngày 6/7.
- Chủ đề của Diễn đàn là phục hồi bền vững và nhanh chóng sau đại dịch COVID-19, tạo tiền đề cho Hội nghị Thượng đỉnh về hệ thống lương thực, thực phẩm của Liên hợp quốc diễn ra vào tháng 9/2021; Hội nghị về khí hậu của Liên hợp quốc vào tháng 11 và các sự kiện cấp cao khác.
- Ngoài hơn 300 sự kiện bên lề, sẽ có một số sự kiện đặc biệt, bao gồm sự kiện học tập, đào tạo và thực hành SDG (ngày 6-12/7), sự kiện hành động tăng tốc SDG (8/7), Liên hoan phim SDG (12/7), Diễn đàn chính quyền địa phương và khu vực (12-13/7)...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam