Theo dõi Báo Thanh tra trên
Uyên Uyên
Thứ ba, 17/12/2024 - 10:42
(Thanh tra) - Tại TP Hồ Chí Minh, khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng hóa lên tới khoảng 23.000 tỷ đồng. Hiện, tổng mức bán lẻ hàng hóa của TP Hồ Chí Minh năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa của TP Hồ Chí Minh năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng
Trong đó, TP Hồ Chí Minh dành khoảng 10.000 tỷ đồng, tức gần một nửa dành cho hàng bình ổn thị trường. Với sự chuẩn bị đầy đủ từ sớm, lượng hàng bình ổn này sẽ hỗ trợ tốt cho thị trường trong mùa cao điểm cuối năm.
Với 2 dây chuyền sản xuất theo hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế vừa mới đưa vào hoạt động để phục vụ cho mùa Tết, Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết nhà máy có thể dư sức tăng nguồn cung phục vụ hàng hóa mùa cao điểm cuối năm với mức giá ổn định. Năm nay, tổng lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đăng ký hàng bình ổn Tết là 3 triệu quả trứng gà, vịt nhưng số lượng này có thể tăng hơn theo nhu cầu thị trường.
Các doanh nghiệp trong Hiệp hội lương thực - thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết đã tăng dự trữ hàng Tết lên khoảng 20 - 30% so với năm ngoái và cố gắng giữ giá ổn định dù giá nguyên vật sản xuất đều tăng từ giữa năm nay. Ngay với các kênh bán lẻ trong và ngoài nước cũng đã tăng mức dự trữ nhóm hàng bình ổn lên 20%.
Đến thời điểm này, 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia bình ổn thị trường đã làm việc xong với các nhà sản xuất, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu sản lượng lớn, đảm bảo mức giá thấp hơn từ 5 - 10% so với thị trường. Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cũng đã phối hợp tổ chức 11.000 điểm bán để phục vụ chương trình bình ổn.
Các doanh nghiệp nhóm ngành thiết yếu cũng cho biết đã chuẩn nguồn hàng riêng để bán giảm giá trong 2 ngày cận Tết để công nhân, lao động nghèo nhận lương thưởng trễ có thể mua sắm với giá tốt.
Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, Chương trình bình ổn thị trường được triển khai hiệu quả trong năm 2024 đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định giá cả, đảm bảo nguồn cung hàng hóa và ngăn chặn tình trạng khan hàng, sốt giá. Nhờ vậy, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng đầu năm của thành phố chỉ tăng 3,19% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng bình quân cả nước là 3,69%.
Đại diện Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, một số giải pháp trọng tâm từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của ngành là tiếp tục theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là nhóm mặt hàng gạo, thịt gia súc, trứng gia cầm, rau củ quả, tiêu dùng thiết yếu…
Đối với những mặt hàng có nhu cầu tăng đột biến dịp Tết như bánh kẹo, nước giải khát... ngành Công thương cũng chủ động có phương án hoặc để xuất với sở nành liên quan biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại TP Hồ Chí Minh, khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng hóa lên tới khoảng 23.000 tỷ đồng. Hiện, tổng mức bán lẻ hàng hóa của TP Hồ Chí Minh năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023.
Uyên Uyên
10:42 17/12/2024(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Cao Sơn
07:05 14/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Ngọc Giàu
Thùy Dương
Chính Bình
Lê Phương
Nguyễn Điểm
Nhật Minh
Vũ Linh
Lê Hữu Chính
Trần Quý
Trung Hà
Trần Kiên
Kim Thành