Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh Hóa:

Xây dựng tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, kiểu mẫu

Trần Lê

Thứ tư, 20/11/2024 - 19:31

(Thanh tra) - Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa vào ngày 20/2/1947 đã căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”, Bác khẳng định: “Tỉnh Thanh Hoá theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt”.

Thanh Hóa quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Minh Hiếu

Thấm nhuần lời dặn của Bác, Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ giai đoạn này đến giai đoạn khác ra sức phấn đấu thi đua, lập nhiều thành tích, xây dựng quê hương Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh, phồn vinh và hạnh phúc.

Nhằm hiện thực hóa lời dặn của Bác, ngày 4/7/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới. Nghị quyết đặt ra mục tiêu chung, các chỉ tiêu đến năm 2030, đặc biệt tầm nhìn đến năm 2045: Xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, văn minh; tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, kiểu mẫu, có nền văn hóa giàu sắc thái, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển hiện đại, là một trong những trung tâm văn hóa lớn của khu vực và cả nước.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã thẳng thắn đánh giá, nhìn nhận về những ưu điểm, về thời cơ, thuận lợi cũng như những hạn chế, thiếu sót, khó khăn cần khắc phục để thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra. Đồng thời nêu lên các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa; xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đặc sắc, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của Nhân dân.

Tăng cường công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững quê hương, đất nước. Thường xuyên chăm lo xây dựng, phát triển, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách; tăng cường nguồn lực để nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa. Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về xây dựng, phát triển văn hóa và con người.

Nghị quyết số 17-NQ/TU nêu lên các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, 100% các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt việc xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Thanh Hóa. 100% các trường học trong tỉnh tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Thanh Hóa. 100% cán bộ, công chức, viên chức các cấp trong tỉnh thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trang bị trình độ ngoại ngữ phù hợp với vị trí việc làm. Có 100% đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa, du lịch và có yếu tố nước ngoài tổ chức tốt việc tuyên truyền, giáo dục về ứng xử văn minh và ngoại ngữ cho người lao động. Năng suất lao động, chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. 90% trở lên cán bộ lãnh đạo, quản lý và tham mưu lĩnh vực văn hóa ở cấp tỉnh; 75% trở lên cán bộ cấp huyện và 60% công chức văn hóa cấp xã có trình độ đại học trở lên chuyên ngành văn hóa, hoặc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Di tích Văn hóa lịch sử Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa thu hút khách du lịch. Ảnh: TL

Đồng thời cần khắc phục những hạn chế, thiếu sót, khó khăn như: Công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng, kỳ vọng và yêu cầu của Tỉnh. Một số giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một. Nhiều di sản văn hóa vật thể bị hư hỏng, xuống cấp nhưng chưa có biện pháp bảo tồn, tôn tạo hiệu quả.

Việc khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm giáo dục truyền thống, phát triển du lịch, dịch vụ hiệu quả chưa cao. Lĩnh vực văn học, nghệ thuật phát triển chưa tương xứng với truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, còn thiếu những tác phẩm lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động văn hóa thiếu đồng bộ, nhiều công trình chưa đạt chuẩn, chưa có những công trình quy mô, xứng tầm.

Một số chỉ tiêu về phát triển con người, như: Năng suất lao động, chỉ số HDI... vẫn còn thấp so với bình quân chung cả nước. Việc thực hiện các giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, giảm nghèo, an sinh xã hội... để tạo ra những điều kiện vật chất phục vụ con người phát triển toàn diện có mặt chưa tốt; thực hiện quyền con người trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội có lúc, có việc kết quả còn hạn chế.

Chắc chắn, với sự quyết tâm cao cùng tinh thần đoàn kết Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa sẽ thực hiện thành công Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, phấn đấu đến năm 2045 Thanh Hóa là tỉnh phát triển toàn diện và trở nên một tỉnh “kiểu mẫu” của cả nước như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, kiểu mẫu

Xây dựng tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, kiểu mẫu

(Thanh tra) - Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa vào ngày 20/2/1947 đã căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”, Bác khẳng định: “Tỉnh Thanh Hoá theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt”.

Trần Lê

19:31 20/11/2024
Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp

Đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp

(Thanh tra) - Vào mùa mưa bão, tình trạng cây ngã đổ vào hành lang lưới điện gây sự cố có nguy cơ tăng cao. Trước thực tế này, để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp (HLLĐCA), Điện lực Đắk Lắk (Tổng Cy Điện lực miền Trung) đã chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành tăng cường công tác phát quang hành lang tuyến, tuyên truyền an toàn điện, đặc biệt là các khu vực có diện tích rừng trồng, rừng nguyên sinh lớn như huyện Ea Kar, M’Đrắk…

N.P

15:06 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm