Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quần thể di sản Tràng An, trái tim giữa lòng thành phố ven sông

T.Vân

Thứ năm, 04/04/2024 - 16:29

(Thanh tra)- Ai về thăm đất Ninh Bình/Mà xem phong cảnh hữu tình nên thơ/Nước non, non nước như mơ.

Một góc phố cổ Hoa Lư

Sống dậy trầm tích ngàn năm

Hiếm có một kinh đô cổ nào khi phát triển lại không dựa vào hình sông thế núi, mảnh đất Ninh Bình cũng vậy, được khởi nguồn nuôi dưỡng và bao bọc bởi “tứ giác nước” gồm bốn con sông: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang và sông Vân. Bốn con sông đã tạo nên một ranh giới văn hóa, chính trị tự nhiên đặc sắc cho Ninh Bình.

Từ thủa Hồng Hoang, hầu hết những dãy núi đá vôi tại Ninh Bình đều chịu sự xâm lấn và biến cải bởi biển tiến, biển lùi. Điều đó đã tạo nên sự khác biệt về hình thái địa chất, địa mạo; lấy sông làm đường, núi làm thành, hang động làm cung điện của vùng đất Ninh Bình với hệ sinh thái đa dạng, phong phú được tạo nên bởi quá trình thay đổi địa chất, địa mạo.

Từ ba vạn năm trước, cộng đồng cư dân cổ đã xuất hiện và cư trú trên mảnh đất Ninh Bình. Con người đã không ngừng thay đổi để thích ứng với thiên nhiên, môi trường cực kỳ khắc nghiệt để tồn tại cùng mảnh đất này.

Tuyến phố nghìn năm tuổi được tái hiện thần kỳ bên bờ sông Sào Khê

Qua bao biến thiên của lịch sử, Ninh Bình vẫn luôn là vùng trọng địa, là kinh đô chứng kiến sự dựng nước, giữ nước oai hùng của ba triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lý; cũng đặt nền móng cho quá trình định đô lịch sử.

Trải qua bể dâu thăng trầm suốt 10 thế kỷ, dù bị thiên nhiên chiến tranh tàn phá, biến thành vùng ruộng nước sình lầy “chiêm khê” nhưng trầm tích lịch sử đã trở thành di sản văn hóa trên mảnh đất Ninh Bình vẫn luôn hiện diện với đa dạng hình thái, sắc màu khác nhau; được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành cùng sự quyết tâm của nhà đầu tư, mang theo khát vọng làm sống dậy những trầm tích ngàn năm của một miền di sản huy hoàng trong không gian đô thị hiện đại.

Nằm tại tâm điểm kết nối của các tuyến giao thông huyết mạch liên vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc, đồng thời sở hữu vị trí chiến lược trong “Tứ giác tăng trưởng kinh tế”: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa.

Thành phố Hoa Lư - Đô thị thiên niên kỷ chính là cầu nối quan trọng giúp quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật khắp cả nước thuận tiện hơn.

Sở hữu địa hình, địa mạo độc đáo, tựa núi nhìn sông, hướng biển đồng thời thừa hưởng giá trị lịch sử, văn hóa tinh hoa ngàn đời của vùng đất đế đô. Ninh Bình hướng tới xây dựng một đô thị di sản thiên niên kỷ bên các dòng sông có các giá trị văn minh, bền vững, lấy di sản Tràng An là trung tâm, kiến tạo một miền di sản còn mãi cho thế hệ tương lai.

Một góc Di sản Tràng An.

Quần thể danh thắng Tràng An là trung tâm thành phố, khu vực vùng đệm phát triển theo mô hình đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng theo hướng bảo tồn kiến trúc, văn hóa làng xã. Khu vực đô thị chú trọng phát triển các ngành văn hóa, kinh tế, giáo dục công nghệ cao. Trong đó, hệ thống giao thông được quy hoạch bài bản với tất cả các tuyến đường huyết mạch đều hướng về trung tâm Tràng An.

Với sự bao bọc của “tứ giác nước”, các khu vực phát triển kinh tế xã hội trong từng phân khu chức năng sẽ được định hướng phát triển bền vững dọc theo các tuyến sông: sông Đáy, sông Vân, sông Bến Đang và sông Hoàng Long, từ đó kiến tạo nên một đô thị sầm uất mang tầm vóc quốc tế.

Làng cổ đưa du khách trở về ngàn năm quá khứ

Nằm ở trọng tâm dự án quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới vùng lõi quần thể danh thắng Tràng An thuộc huyện Hoa Lư và một phần huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan, thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An chính là khu vực chứa đựng các yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị di sản nổi bật toàn cầu của toàn bộ thành phố Hoa Lư. Tại đây, các công trình kiến trúc hào hùng, các công trình công cộng gắn với lịch sử phát triển của dân tộc sẽ được tôn tạo và phục hồi, giúp bảo tồn giá trị văn hóa quý báu của người Việt.

Bến thuyền Tam Cốc, bến thuyền Tràng An là một trong những điểm đến thu hút hàng đầu quần thể danh thắng được tập trung xây dựng và quy hoạch với điểm nhấn không gian đậm chất sơn thủy hữu tình đưa du khách vào hành trình khám phá một quần thể di sản huyền diệu.

Khu làng cổ hai bên sông Sào Khê sẽ đưa du khách được về ngàn năm quá khứ, để đắm chìm trong không gian cổ kính, thơ mộng của chốn Kinh đô xưa. Qua những nếp nhà san sát mang đậm dấu ấn hồn quê Bắc Bộ, những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc sẽ được bảo tồn và hiện diện một cách sinh động nhất. Không chỉ lưu giữ âm vang của một vùng non nước cố đô, những dấu tích về cuộc sống của người tiền sử từ thuở đại ngàn hoang sơ được bảo tồn và tái hiện tại khu vực cộng đồng cư dân cổ chiếm cư từ hang động xuống bãi bồi ven núi tới đồng bằng.

Nằm ngay dưới chân dãy núi thuộc huyện Gia Viễn, làng Sinh dược từ xưa đã là địa danh nổi tiếng với vô vàn loài thảo mộc tự nhiên mọc khắp vùng bán sơn địa. Đây chính là nơi Thiền sư danh y Nguyễn Minh Không tìm thấy thuốc quý chữa bệnh cho nhân dân. Trong quá trình tu hành tại đây, ngài đã truyền đạt lại những kinh nghiệm trồng các loại thảo dược, những bài thuốc quý cho người dân làng sinh dược. Đến ngày nay, người dân địa phương vẫn bảo tồn và phát huy những kiến thức về thảo dược cổ truyền, giữ gìn nét văn hóa độc đáo của khu vực. Bên cạnh đó, khu vực còn tổ chức xây dựng tuyến tham quan khu phim trường độc đáo, tạo động lực thúc đẩy các dự án du lịch sinh thái trải nghiệm tại khu vực.

Với tâm nguyện lấy con người làm trung tâm, quần thể di sản Tràng An là trái tim giữa lòng thành phố, kiến tạo một thành phố ven sông năng động, sáng tạo, gắn liền với công tác bảo tồn và phát triển di sản thiên nhiên thế giới. Thành phố Hoa Lư - Đô thị di sản thiên niên kỷ chính là miền di sản sống chắp cánh, nuôi dưỡng những thế hệ tương lai xuất chúng, từ đó đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng chung của toàn tỉnh Ninh Bình.

Định hướng quy hoạch chung, thành phố Hoa Lư được phân chia thành năm phân khu chính với các chức năng riêng biệt: Khu vực trái tim đô thị, quần thể danh thắng Tràng An; khu vực đô thị trung tâm; khu vực phát triển đô thị về phía Bắc; khu vực bảo tồn kiến trúc, văn hóa làng xã; khu vực ven sông Bến Đang

 


-

-

-

-

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

PC Thái Bình nỗ lực làm tốt công tác quản lý vận hành đối với TBA 110 kV thuộc tài sản khách hàng

PC Thái Bình nỗ lực làm tốt công tác quản lý vận hành đối với TBA 110 kV thuộc tài sản khách hàng

(Thanh tra) - Trạm biến áp 110kV Amon Nitrat E11.12 là TBA trực thuộc nhà máy Amon Nitrat - Công ty Hóa chất mỏ Thái Bình được Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) thực hiện thuê bao quản lý vận hành. Trạm được khởi công xây dựng từ ngày 27 tháng 7 năm 2022 và được đóng điện đưa vào vận hành từ ngày 25/02/2023.

Theo EVNNPC

21:09 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm