Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá:

Hiệu quả từ chính sách giúp những người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng

Hương Trà

Chủ nhật, 10/11/2024 - 15:28

(Thanh tra) - Thực hiện chương trình tín dụng chính sách đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ hơn 01 năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thanh Hóa đã cho 366 người chấp hành xong án phạt tù vay với số tiền gần 33 tỷ đồng.

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Nông Cống hỗ trợ gia đình bà Lưu Thị Hằng có người chấp hành xong án phạt tù cho vay 100 triệu đồng để đầu tư mở rộng cơ sở xay xát gạo, mua lợn sinh sản. Ảnh: NHCSXH Thanh Hoá

Sau hơn 1 năm thực hiện chính sách tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Công an tỉnh cho người chấp hành xong án phạt tù vay với số tiền gần 33 tỷ đồng (trong đó từ nguồn vốn ngân sách tỉnh chuyển sang cho vay 110 người chấp hành xong án phạt tù, số tiền 10 tỷ đồng).

Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi này, đến nay đã giúp cho 366 người chấp hành xong án phạt tù đi học nghề, tạo việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình điển hình như: Gia đình anh Lê Khả Toán xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa sau khi chấp hành xong án phạt tù, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống. Cả hai vợ chồng đều chăm chỉ lao động, nhưng với hai con đang tuổi đi học (một cháu học đại học, một cháu học cấp 3), gia đình chỉ ở mức sống trung bình và luôn phải chắt chiu từng đồng. Với khoản vay 100 triệu đồng đã mở ra một cơ hội mới giúp gia đình đầu tư mua sắm bàn ghế, phông bạt để tổ chức sự kiện, dịch vụ đám cưới, gia đình anh Lê Khả Toán đã dần ổn định về kinh tế.

Gia đình anh Trịnh Cao Thiện ở xã Đinh Hưng, huyện Yên Định từng trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn, sau khi ra tù, anh Trịnh Cao Thiện với quyết tâm làm lại cuộc đời và hòa nhập với cộng đồng, khát vọng phát triển kinh tế của gia đình nhưng bị cản trở bởi rào cản lớn nhất là không có vốn để đầu tư sản xuất. Từ khoản vay 100 triệu đồng, gia đình đã cải tạo ao hồ và nuôi ốc nhồi. Nhờ sự kiên trì và không ngừng nỗ lực, gia đình đã tìm được mối nhập hàng ổn định cho các nhà hàng trong khu vực và cả bà con trong xã. Quyết tâm vượt qua những trở ngại, gia đình anh Thiện đã được ổn định và kinh tế gia đình khá hơn.

 Anh Phạm Thúc Quảng, dân tộc Mường, xã Ngọc Liên huyện Ngọc Lặc, khi mới chấp hành xong án phạt tù về anh Quảng rất hoang mang, không chỉ là sự nghi kỵ mà còn 2 bàn tay trắng, được vay vốn tín dụng chính sách anh đã đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản và trồng keo, đến nay đã có 4 con trâu và 5 ha keo, giờ đây anh Phạm Thúc Quảng tự tin hơn và có của ăn, của để, dự kiến cuối năm nay anh sẽ xây dựng gia đình…

 Trường hợp anh N.V.T. ở xã Nam Giang, sau gần 7 năm chấp hành án phạt tù, tháng 4/2019, trở về đoàn tụ với gia đình. Vượt qua được những định kiến xã hội bằng tình thương yêu của gia đình, nhất là người vợ luôn đồng hành, chia sẻ, hơn 1 năm sau cảm xúc xấu hổ, mặc cảm, tự ti... trong anh mới được trút bỏ. Những tư tưởng tiêu cực vơi đi, tạo động lực để anh làm lại cuộc đời. Sẵn có kinh nghiệm chăn nuôi lợn ngay khi còn đang ở trong tù, anh bàn với vợ mua lợn sữa về nuôi một thời gian, sau đó bán lợn giống cho người có nhu cầu.

Khu chăn nuôi lợ giống của gia đình anh N.V.T ở xã Nam Giang. Ảnh: NHCSXH Thanh Hoá.

 Được vợ ủng hộ, hai vợ chồng tìm đến các hộ gia đình chuyên nuôi lợn nái sinh sản để mua lợn sữa có trọng lượng từ 4 - 5kg về nuôi. Cộng thêm những kiến thức được tìm hiểu qua đài, báo, giúp đàn lợn sữa của gia đình anh chóng lớn, không bị dịch bệnh. Ngoài nuôi lợn giống, gia đình anh còn nuôi gần chục con lợn thịt. Tiền bán lợn giống và lợn thịt đem lại khoản thu nhập cho gia đình hàng chục triệu đồng/năm. Nhằm giúp anh có thêm động lực, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thọ Xuân đã giải ngân gói hỗ trợ 100 triệu đồng để anh phát triển kinh tế. Không giấu nổi niềm vui khi được thụ hưởng chính sách nhân văn này, anh N.V.T. cho biết: “Số tiền này đã hỗ trợ vợ chồng tôi đầu tư xây dựng thêm chuồng trại, phục vụ tốt hơn cho việc chăn nuôi lợn của gia đình”.

Hộ gia đình bà Lưu Thị Hằng, người Chấp hành xong án phạt tù là ông Lê Văn Thuật ở thôn Tống Sở, xã Trung Chính, huyện Nông Cống được NHCSXH huyện Nông Cống hỗ trợ cho vay số tiền 100 triệu đồng, để đầu tư mở rộng cơ sở xay xát gạo, mua lợn sinh sản. Trước khi vay vốn quy mô cơ sở xay xát của gia đình còn nhỏ, máy móc thô sơ, khi được hỗ trợ vay vốn ưu đãi đã đầu tư mua thêm máy móc hiện đại hơn, bên cạnh đó hộ gia đình cũng đầu tư mua thêm lợn để chăn nuôi. Hiện giải quyết được công ăn việc làm ổn định cho 01 lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

Gia đình bà Lưu Thị Hằng, có người chấp hành xong án là ông Lê Văn Thuật ở thôn Tống Sở, xã Trung Chính, huyện Nông Cống đã được NHCSXH huyện Nông Cống cho vay 100 triệu đồng để đầu tư mở rộng cơ sở xay xát gạo, mua lợn sinh sản. Ảnh: NHCSXH Thanh Hoá

Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, NHCSXH tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp tục quan tâm bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay trong năm 2025 và những năm tiếp giúp cho nhiều người chấp hành xong án phạt tù có vốn để học nghề, tự tạo việc làm, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo lập cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chiến lược “Customer Centric” (Lấy khách hàng làm trọng tâm) của Vietcombank trong bối cảnh Chuyển đổi số

Chiến lược “Customer Centric” (Lấy khách hàng làm trọng tâm) của Vietcombank trong bối cảnh Chuyển đổi số

(Thanh tra) - Trong kỷ nguyên số, ngành ngân hàng đang chứng kiến những thay đổi lớn về ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp và đa dạng của khách hàng. Nhận thức rõ điều này, Vietcombank đã chọn chiến lược “Lấy khách hàng làm trọng tâm” làm kim chỉ nam trong quá trình chuyển đổi số.

Vũ Thị Thúy Minh – Nguyễn Thanh Hà – Trần Hiếu

10:35 13/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm