Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề xuất xây dựng đề án thí điểm tín chỉ carbon tại Kon Tum

Lê Nguyên - Đình Văn

Thứ bảy, 28/10/2023 - 13:24

(Thanh tra) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kon Tum và Công ty Cổ phần EcoTree (trụ sở TP HCM) vừa tổ chức họp bàn đề xuất xây dựng đề án thí điểm tín chỉ carbon tại tỉnh. Với 600.000ha rừng, mỗi năm tỉnh Kon Tum sẽ thu về khoảng 3.000 tỷ đồng nếu bán tín chỉ carbon. Nguồn lợi này, sẽ giúp tỉnh đẩy mạnh phát triển bền vững, nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho các đơn vị chủ rừng và người dân.

Ông Lê Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty EcoTree thuyết minh về đề án thí điểm tín chỉ Carbon.

Nhiều nguồn lợi to lớn

Chiều 26/10, tại tỉnh Kontum, ông Phạm Xuân Khanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Kon Tum đại diện chủ trì cùng các đơn vị liên quan như: Ban Quản lý bảo vệ rừng (BQL rừng), Vườn Quốc gia, Công ty Lâm nghiệp và Công ty Cổ phần EcoTree họp bàn làm tiền đề cho xây dựng đề án thí điểm tín chỉ carbon rừng trồng và rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Tại cuộc họp, đa số các đơn vị chủ rừng (BQL rừng, Vườn Quốc gia và Công ty Lâm nghiệp) đều thống nhất xây dựng thí điểm đề án tín chỉ carbon.

Mở đầu, ông Lê Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần EcoTree đã khái quát những lợi ích rất lớn nếu triển khai đề án tín chỉ Carbon. Với 600.000ha rừng hiện có ở Kon Tum, trước mắt công ty sẽ thí điểm trên 100.000 - 150.000ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (làm giàu rừng). Ở những khu rừng đặc dụng, rừng giàu lưu lượng hấp thụ từ 25-30 tín chỉ carbon/ha/năm, hoán đổi tương đương khí phát thải CO2 tín chỉ. Mỗi tín chỉ tương đương với một tấn CO2 và sẽ được Công ty Cổ phần EcoTree mua với giá 10 Euro/ tín chỉ.

Các chủ rừng ở Kon Tum đồng thuận cao về đề án tín chỉ carbon

Theo ông Tùng, Công ty Cổ phần EcoTree là đơn vị được sự tín nhiệm hợp tác, đối tác của TUV Rheinland CHLB (Đức), được làm việc cùng các nhà khoa học chuyên về khí hậu môi trường nhà kính tại châu Âu, các ông chủ ngành sản xuất công nghiệp lớn tại châu Âu và thế giới, (có nhu cầu đầu tư chứng chỉ CO2). Công ty do Tiến Sỹ Joachim Krug (Đức) người trực tiếp hỗ trợ tư vấn giúp EcoTree thực hiện phát triển dự án trồng rừng bền vững, lập hồ sơ xét duyệt xác nhận chứng chỉ CO2 tại Việt Nam. Chi phí khảo sát điều tra ngoài thực địa, lập dự án đầu tư trồng (mới), trồng nhặm nén, cải tạo chăm sóc; lập hồ sơ xét duyệt tín chỉ carbon, do EcoTree chịu trách nhiệm (đầu tư chi trả). Các BQL rừng, các Công ty Lâm nghiệp không phải chi trả về khoản chi phí này.

Với sự đầu tư từ công ty, các BQL rừng sẽ được làm giàu rừng, phát triển bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau khi tín chỉ carbon được xác nhận, công nhận là tài sản thì sẽ tổ chức đấu giá theo quy định của Nhà nước. Hiện tại, công ty sẽ xây dựng thí điểm 1/3 diện tích rừng hiện có của Kon Tum.

Trước mắt công ty sẽ khảo sát, lấy số liệu, hai bên cùng bàn để đầu tư. Việc khảo sát này do chuyên gia nước ngoài thực hiện bằng vệ tinh, sẽ trực tiếp đến nơi thí điểm để làm. Với 600.000ha rừng ở Kon Tum, nếu bán tín chỉ carbon thì tỉnh này sẽ thu về khoản 3.000 tỷ đồng mỗi năm.

Cũng theo ông Tùng, công ty ông đã tham dự 11 buổi làm việc với 11 tỉnh, thành để thí điểm đề án tín chỉ carbon. Nhiều tỉnh thành đã chấp nhận chủ trương như Ca Mau, Bình Định, các tỉnh đang tích cực ủng hộ có Tây Ninh, Đồng Nai, Gia Lai… Khi triển khai đề án sẽ tạo nguồn thu tài chính xanh (kính tế xanh) rất lớn giúp tỉnh tăng trưởng giá trị rừng, bảo vệ rừng hiệu quả.

Kon Tum đồng thuận cao

Ông Phạm Xuân Khanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, diện tích rừng ở Tây Nguyên rất lớn. “Chúng tôi cũng mong muốn tránh lãng phí nguồn tài nguyên CO2, vì Tây Nguyên là rất nhiều rừng, trong khi đời sống người dân rất khó khăn, rất cần phát triển. Việc mua bán tín chỉ carbon nếu đầy đủ hành lang pháp lý, tỉnh sẽ được hưởng lợi”, ông Khanh nói.

Tuy nhiên, ông Khanh cũng đề nghị Công ty Cổ phần EcoTree giải đáp những băn khoăn. Cụ thể, khi tỉnh cấp tín chỉ carbon thì công ty cần làm rõ, bán cho đơn vị nào, có định hướng ra sao, pháp lý minh bạch, rõ ràng… Sau khi tổng hợp ý kiến các bên, Sở sẽ xem xét, sau đó trình UBND tỉnh phê duyệt thông qua.

Theo ông Khanh, tỉnh cũng muốn có thêm nguồn thu để bổ sung chi phí bảo vệ rừng cho cán bộ, nhân viên vì lương cơ bản của họ rất thấp. Ông Khanh chỉ đạo Phòng Tài chính và Kế hoạch, Sở NN&PTNT tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh thống nhất cho chủ trương thí điểm.

“Sở NN&PTNT luôn luôn ủng hộ ý tưởng này. Đây là hướng đi mới, nguồn tài chính ổn định cho công tác bảo vệ rừng nhưng cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng, phải có cơ sở tính toán của Nhà nước. Chúng tôi thống nhất cao chủ trương này”, ông Khanh bày tỏ.

Ông Khanh cũng đề nghị Công ty Cổ phần EcoTree trao đổi kinh nghiệm, cách làm của các tỉnh đã thực hiện đề án để tham mưu thêm cho UBND tỉnh Kon Tum thống nhất chủ trương cho thí điểm đề án.

Ông Đào Xuân Thủy - Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) trình bày tại cuộc họp: “Bản thân tôi thấy bị hấp dẫn bởi đề án tín chỉ carbon. Với hơn 600.000ha rừng, quả thực Kon Tum có nhiều lợi thế. Đây là nguồn kinh phí rất lớn bổ sung vào việc giữ rừng, bảo vệ rừng”. Ông Thủy cũng thống nhất đề nghị sau cuộc họp, sẽ báo cáo trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum cho chủ trương để triển khai các bước tiếp theo.

Ông Thủy cũng chia sẻ công ty cần làm rõ thêm phương thức hoạt động như thế nào, pháp lý của bên bán, bên mua phải, cần thiết phải làm biên bản ghi nhớ (hiệp ước, cam kết); trách nhiệm, nghĩa vụ mỗi bên.

Ông Bùi Hành Quân - Trưởng Phòng Tài chính và Kế hoạch, Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, tín chỉ carbon không chỉ là tín chỉ quốc tế mà ngay cả các doanh nghiệp trong nước cũng đang tìm mua, đây là nguồn lợi cần khai thác. Tỉnh Kon Tum đã từng làm nhưng quy mô nhỏ và chưa bán được.

Còn theo ông Hồ Công Vũ - Phó Trưởng phòng Sử dụng rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, "đề án tín chỉ Carbon phù hợp với chiến lược phát triển, chúng tôi ủng hộ thị trường carbon. Đây là mô hình tăng cường tài chính thông qua giảm phát thải khí CO2. Trồng rừng, tích tụ rừng để hấp thụ carbon lấy tín chỉ bán. Quan điểm cá nhân tôi là ủng hộ dự án, nuôi dưỡng rừng, trồng rừng để tạo tín chỉ carbon”.

Ông Lê Thanh Tùng cho biết, Chính phủ đang giao cho 2 bộ: NN&PTNT và Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon, luật mua, luật bán và xác định khí CO2 là loại tài sản, thực hiện việc đấu giá theo quy định của Nhà nước.

Kon Tum có 600.000ha rừng, mỗi năm đem lại khoảng 3.000 tỷ đồng. “Các đơn vị thu mua họ chỉ cầm tờ giấy A4 (tín chỉ), họ không lấy sổ đỏ, không cầm bản đồ rừng, với dự án bán tín chỉ carbon 50 năm phát triển rừng bền vững (rừng không khai thác) hết thời hạn hợp tác, rừng vẫn là sở hữu của các BQL, các công ty lâm nghiệp, không chỉ thu tiền về cho ngân sách, mà rừng còn được làm giàu lên đem lại những giá trị về đa dạng sinh học, thực hiện cam kết Công ước Quốc tế (ILO) của Việt Nam phát triển rừng bền vững, đóng góp tích cực bảo vệ khí nhà kính”, ông Tùng khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(Thanh tra) - Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31/1/2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

16:43 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm