Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 1: Khi "sao" OCOP thành thế mạnh địa phương

Quang Minh - Đức Mạnh

Thứ tư, 22/05/2024 - 21:00

(Thanh tra) - Sau nhiều năm kiên trì triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến tháng 4/2024 toàn tỉnh Nghệ An đã có 514 sản phẩm. Chương trình với trọng tâm là xây dựng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó chủ thể là các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Các sản phẩm OCOP và đặc sản của tỉnh Nghệ An trưng bày, giới thiệu tại Bộ NN&PTNT (tháng 11/2023). Ảnh: Cao Oanh

Nâng tầm "sản vật" địa phương

Sau 3,5 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 23/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về phát triển nhanh và bền vững công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021- 2030, chương trình OCOP ở Nghệ An được triển khai đồng bộ với sự vào cuộc của các cấp, các ngành từ chính quyền địa phương đến các chủ thể tham gia, có thế mạnh là lồng ghép với các chương trình khác như xây dựng nông thôn mới (NTM), xóa đói giảm nghèo… nên đã bắt nhịp nhanh tại các địa phương, người dân được hưởng lợi trực tiếp.

Chương trình OCOP trở thành một giải pháp giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3238/QĐ-UBND ngày 10/10/2023 tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị hàng hóa làm tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn.

Trước năm 2021, toàn tỉnh Nghệ An có 170 làng nghề, đến cuối năm 2023 có thêm 19 làng nghề được công nhận, nâng tổng số làng nghề lên thành 189; trong đó có 162 làng nghề tiểu thủ công nghiệp (chiếm 85,71%). Đến nay, có 124 làng nghề hoạt động hiệu quả, 25 làng nghề hoạt động không hiệu quả, 40 làng nghề đã ngừng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau.

Sản phẩm cà gai leo đạt 4 sao của Công ty cổ phần Dược liệu Pù Mát được giới thiệu tại hội thảo. Ảnh: Châu Yên

Lý giải điều này, lãnh đạo một số địa phương cho rằng, chủ yếu là do thiếu vốn, đứt gãy chuỗi cung ứng và khó khăn trong duy trì đầu ra cho sản phẩm ổn định. Với số làng nghề đang hoạt động ổn định thì đã giải quyết cho 14.128 hộ tham gia thường xuyên (chiếm 1,94% số hộ nông thôn) với số lao động là 24.034 lao động có công ăn việc làm và thu nhập (chiếm 1,36% lao động nông thôn).

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 13- 14%, cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh. Từ năm 2021 đến năm 2023, Nghệ An có 391 sản phẩm được xếp hạng đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao trở lên (có 1 sản phẩm OCOP 5 sao, 26 sản phẩm 4 sao và 487 sản phẩm 3 sao). Nghệ An là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm đạt sao được công nhận. Lũy kế toàn tỉnh đến nay có 514 sản phẩm OCOP (chưa kể 74 sản phẩm chờ đánh giá lại), với sự tham gia của 301 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Qua đó, đã góp phần từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng NTM.

Tại huyện Nghi Lộc, thời gian qua huyện đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp phù hợp, trong đó, tập trung hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, phát triển các sản phẩm đăc trưng của địa phương, đăc biêt là nông sản chủ lực. Qua đó, đã khơi dậy được tiềm năng lợi thế, để nâng cao giá trị nông sản và tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng NTM bền vững.

Ông Lê Anh Đức, đại diện Hợp tác xã Nông sản sạch Phúc Nguyên, chủ thể OCCOP 3 sao với 2 sản phẩm Rượu nếp men lá và rượu nếp thơm ở xã Nghi Yên cho biết: Trước tình hình ngày càng mai một về rượu truyền thống Việt, khi chất lượng sản phẩm không đảm bảo, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, làm mất niềm tin của người tiêu dùng Việt thì các sản phẩm của rượu Phúc Nguyên ra đời từ tinh hoa của rượu truyền thống, nguyên liệu nếp, men, nguồn nước đều được lựa chọn đảm bảo, ngâm ủ cổ truyền nhưng có áp dụng khoa học kỹ thuật, cũng như thiết bị hiện đại, nhằm loại bỏ từ gốc các độc tố trong quá trình lên men, chưng cất. Rượu thành phẩm được lọc khử độc tố, lão hóa và hạ thổ bằng chum sành. Sản phẩm được đánh giá, phân hạng, có mặt ở thị trường nhiều tỉnh, thành và đảm bảo an toàn trước khi đến tay người dùng.

Cũng trên địa bàn huyện Nghi Lộc, Công ty TNHH Đức Phong là doanh nghiệp mây tre đan xuất khẩu gắn với làng nghề Thái Phong (xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc), từ khi tham gia OCOP đã phát huy được nhiều lợi thế, liên kết và bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn các huyện ở Nghệ An.

Mỗi năm, công ty bao tiêu hàng trăm tấn nguyên liệu từ cây luồng cho đồng bào các dân tộc ở huyện miền núi Quế Phong, Quỳ Châu. Chỉ tính từ năm 2001 đến nay, Công ty TNHH Đức Phong đã mở hơn 800 lớp dạy nghề đào tạo cho hơn 5.000 lượt người, truyền nghề, dạy nghề cho 132 xã trên địa bàn 15 huyện thành thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Từ chỗ nghề mây tre đan Nghệ An có chiều hướng mai một thì nay đã có thương hiệu, không những có uy tín trong nước mà còn có uy tín trên trường quốc tế. Từ chỗ cả tỉnh chỉ có 1 làng nghề thì nay đã có 37 làng nghề mây tre đan được tỉnh công nhận. Trong đó có 29 làng nghề được Công ty TNHH Đức Phong xây dựng và phát triển. Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều giải thưởng uy tín và đã có mặt trên 34 quốc gia, mỗi năm đem doanh thu trên 20 tỷ đồng. Công ty có nhóm Gương mây tre được công nhận OCOP 4 sao, đang trình OCOP cấp Quốc gia (5 sao) đối với 02 sản phẩm gồm: Nhóm hộp quà tặng mây tre và nhóm đèn bàn mây tre.

Ông Nguyễn Văn Hà, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Nghệ An cho biết: Nguyên liệu sản xuất mây tre đan xuất khẩu có sẵn nhiều trong nhân dân, từ khi Công ty TNHH Đức Phong đi vào hoạt động và tham gia chuỗi sản phẩm OCOP đã thu mua giúp bà con trồng rừng nguyên liệu với giá cả cao hơn, đầu ra ổn định, người dân yên tâm sản xuất. Các sản phẩm được thị trường chấp nhận, tạo ra giá trị gia tăng cao, cùng với đó là tạo công ăn việc làm và thu nhập tốt cho lao động tại làng nghề mà công ty đang liên kết sản xuất.

Sản phẩm rượu của Hợp tác xã Nông sản sạch Phúc Nguyên tham gia Tuần lễ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và nông sản huyện Nghi Lộc năm 2024. Ảnh: Nhung Bùi

Hiện Nghệ An đã có 317/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 77,13%), trong đó 67 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình OCOP thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập nên chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh trong phát triển sản phẩm OCOP như: Một số sản phẩm OCOP do sản xuất chủ yếu là thủ công, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất còn hạn chế, chưa quan tâm đến kiểu dáng, bao bì đóng gói.

Đặc biệt là thương hiệu chưa lớn mạnh nổi bật nên sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp, giá thành cao. Một số địa phương còn lúng túng trong cách làm, cách xác định lợi thế, tiềm năng, mới chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm nhiều đến phát triển các sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu và lao động địa phương. Các cơ chế, chính sách tuy đã được ban hành song nguồn lực triển khai chương trình còn hạn chế, chủ yếu là lồng ghép dẫn đến những khó khăn trong quá trình triển khai.

Bên cạnh đó các chủ thể khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP đã được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế; chưa kết nối tiềm năng, lợi thế với khai thác tiềm năng du lịch. Công tác tuyên truyền về chương trình OCOP tuy đã được quan tâm nhưng còn hạn chế, vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm OCOP.

Theo Chi cục Phát triển Nông thôn, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, hướng tới việc chuẩn hóa, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu sáng công nghiệp cho các sản phẩm và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị. Đến thời điểm này, Nghệ An có 1.780 đối tượng được bảo hộ, trong đó có 1.679 nhãn hiệu, 76 kiểu dáng, 16 giải pháp hữu ích và 9 sáng chế. Ngoài 2 văn bằng chỉ dẫn địa lý và 9 nhãn hiệu chứng nhận thì có 32 đối tượng được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Nhiều sản phẩm OCOP có chỉ dẫn địa lý, nhiều sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng và được cấp nhãn hiệu tập thể nổi tiếng đã góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm đặc sản, truyền thống của tỉnh như: Cam Vinh, nước mắm Vạn Phần, nước mắm Cửa Hội, tôm nõn Diễn Châu, cá thu nướng Cửa Lò, Cửa Hội, dê Tân Kỳ, mực Quỳnh Lưu, gà Thanh Chương, gà Phủ Diễn, gạo Mường Nọc, bơ Nghĩa Đàn, bò giàng Tương Dương, gừng Kỳ Sơn, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, chè hoa vàng Quế Phong, trà cà dây leo, giảo cổ lam, dây thìa canh, rượu Mú Từn, sâm Puxalaileng, đẵng sâm, lan kim tuyến, hà thủ ô, bò Mông, lúa AC5, mật ong, tảo xoắn, rau hữu cơ… Ngoài các sản phẩm nông sản, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ khá đa dạng như: Các dịch vụ mua bán hàng tiêu dùng, dịch vụ Homestay, dịch vụ nhà hàng...

Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, trong số 1.780 đối tượng được bảo hộ, chỉ có khoảng 30% - 35% đối tượng được các chủ sở hữu quyền khai thác và mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển sản xuất, việc kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, chế biến đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thường xuyên, hiện còn một số sản phẩm dù đã được cấp văn bằng bảo hộ nhưng khi đưa ra lưu thông trên thị trường không đủ điều kiện cơ sở sản xuất thực phẩm, tiêu chuẩn áp dụng, chất lượng sản phẩm, không thực hiện ghi nhãn hoặc ghi nhãn không đúng, không đầy đủ; không thực hiện thử mẫu kiểm soát định kỳ theo quy định; bao bì sản phẩm hàng hóa không đảm bảo; chất lượng sản phẩm không đồng đều...

"Mở đường" để thương hiệu OCOP vươn xa

Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và định vị trên thị trường. Khi đã có một thương hiệu đủ lớn mạnh, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh, phát triển, mở rộng kinh doanh vượt bật so với các đối thủ. Do vậy, để giúp cho các chủ thể duy trì và phát triển thương hiệu, tỉnh Nghệ An và các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và chủ thể tập trung làm tốt những yêu cầu cần thiết để nâng tầm sản phẩm.

Đoàn thẩm tra huyện đạt chuẩn NTM tỉnh Nghệ An thẩm định các nội dung, tiêu chí tại huyện Hưng Nguyên (5/2024). Ảnh: Kiều Hoa

Thứ nhất, nhân dân và các chủ thể tham gia chương trình OCOP phải nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm OCOP, chất lượng hàng hóa sản phẩm OCOP là chìa khóa trong việc xây dựng thương hiệu, coi thương hiệu là niềm tự hào, tự tôn, tự trọng của quê hương; có ý thức giữ gìn và bảo vệ thương hiệu đã dày công xây dựng.

Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng về xây dựng, quản trị và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm cho các đối tượng liên quan gắn với học tập kinh nghiệm, khảo sát thực tế về trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, các chợ truyền thống nhằm giúp các chủ thể OCOP chủ động trong việc nâng cao chất lượng, cải tiến nhãn hiệu, bao bì để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, định hướng xuất khẩu và mở rộng thị trường.

Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhất là sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương nhằm tạo lập, bảo tồn và nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường; khuyến khích cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm; thường xuyên quảng bá sản phẩm, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển du lịch; xây dựng các cửa hàng để giới thiệu, trưng bày và kinh doanh các sản phẩm OCOP; chú trọng phát triển sản phẩm OCOP song song với xây dựng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn VietGAP, Global Gap, HACCP... cho các sản phẩm chương trình OCOP.

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền, các sở, ngành cần rà soát cơ chế, chính sách để kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm của đơn vị; khuyến khích sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường, có thể tái chế, tái sử dụng, tiết kiệm tài nguyên.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

(Thanh tra) - Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

21:11 22/11/2024
Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

(Thanh tra) - Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hoạt động giao thương, mở rộng quy mô kinh doanh và tối ưu hóa chi phí, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.

PV

21:09 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm