Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao người dân không đồng tình?

Thứ hai, 18/06/2012 - 18:49

(Thanh tra) - Đầu tháng 6/2012, một số hộ dân đang sinh sống tại đảo Suối Nhím thuộc địa bàn xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã tiếp tục gửi Đơn KN đến Thanh tra Chính phủ, với nội dung cho rằng quy trình thực hiện di dời, tái định cư của các cơ quan chức năng địa phương chưa đúng quy định pháp luật, trái với chỉ đạo của Chính phủ.

Hành động sốt sắng nhất thường được UBND huyện Dương Minh Châu thực hiện là cày bỏ sắn của người dân tại đảo Suối Nhím

Theo trình bày của 5 hộ dân: Trần Thanh Hồng,  Nguyễn Văn Đảnh, Nguyễn Văn Kim, Văn Văn Thanh, Nguyễn Văn Tấn thì nguồn gốc nhà đất của họ đã sử dụng ổn định trước 15/10/1993. Cụ thể, năm 1985, thực hiện chủ trương khai hoang đất nông nghiệp, UBND huyện Dương Minh Châu đã thành lập nông trường trồng dừa tại đảo Nhím. Các hộ dân đã được nông trường giao khoán đất để trồng dừa nhưng sau đó dự án tạm ngừng vì hiệu quả kinh tế không như mong muốn. Sau đó, các hộ dân đã phải chuyển sang trồng sắn vì đảo Suối Nhím vốn là khu đất cao nhô lên giữa hồ Dầu Tiếng nên thích hợp với loại cây này. Cũng trong thời gian này, UBND huyện Dương Minh Châu đã cấp hộ khẩu cho những hộ dân tại ấp Suối Nhím, cũng như xây dựng trường học cho con em các hộ dân.

Năm 2002, UBND tỉnh Tây Ninh có Quyết định số 526/QĐ-CT về việc di dời các hộ dân tại ấp Suối Nhím. Thế nhưng, sau đó qua nhiều lần điều chỉnh nên cuối năm 2007, UBND huyện Dương Minh Châu mới ban hành các quyết định thu hồi đất của các hộ dân đảo Suối Nhím. Khi phát sinh KN liên quan đến thu hồi đất, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành xác minh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ là: “UBND tỉnh Tây Ninh tạo điều kiện cho các hộ dân đã chuyển đến nơi tái định cư có đất sản xuất vì hầu hết đất của các hộ dân bị thu hồi là đất sản xuất nông nghiệp”. Thế nhưng, qua nhiều lần xem xét, cả 5 hộ dân này đều chưa được UBND huyện Dương Minh Châu bố trí đất sản xuất theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong Đơn KN gửi Thanh tra Chính phủ, ông Trần Thanh Hồng cho biết gia đình có 11 nhân khẩu đã nhiều năm sinh sống ổn định nhờ nguồn thu từ trồng sắn tại đảo Suối Nhím. Nếu di dời đến nơi ở mới thì mong muốn lớn nhất của người dân là được bố trí đất sản xuất. Có thể diện tích không bằng như tại đảo Suối Nhím nhưng cũng phải đủ để người dân có thể làm nông nghiệp vì nông dân chỉ biết sống nhờ vào đất mà thôi.

Đáng lẽ phải xem xét bố trí đất sản xuất cho các hộ dân thì UBND huyện Dương Minh Châu vẫn chỉ tập trung vào việc áp giá bồi thường đất nông nghiệp cho các hộ dân với mức 50% giá đất cùng loại theo bảng giá đất của địa phương. Lý do được UBND huyện Dương Minh Châu đưa ra là các hộ dân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng thực tế nếu căn cứ vào khoản 3 điều 50 Luật Đất đai 2003, thì các hộ dân đủ điều kiện để được cấp giấy. Việc chậm tiến hành thủ tục là lỗi của các cơ quan chức năng địa phương nên không thể nói là người dân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nhận mức giá đền bù thấp.

Nếu chấp nhận mức giá đền bù đất được UBND huyện Dương Minh Châu công bố thì cả 5 hộ dân sẽ quay trở lại cảnh sống khó khăn như cách nay 20 năm khi họ bắt đầu khai phá đất tại đảo Suối Nhím. Vì rằng để có 1 ha đất nông nghiệp thì giá thấp nhất mà mỗi hộ dân phải chi ra là 600 triệu. Trong khi đó thông tin mà người dân nhận được là sau khi di dời thì toàn bộ diện tích hơn 340 ha của đảo Suối Nhím sẽ được UBND tỉnh Tây Ninh giao cho Tập đoàn An Viên làm Dự án phim trường, với nhiều chính sách ưu đãi.

Rõ ràng cách làm của các cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã gây bức xúc cho người dân đảo Suối Nhím. Đó là việc cấp đất sản xuất nông nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã không được thực hiện, trong khi mức giá đền bù đất mà các hộ dân đang canh tác thì quá thấp không đủ để họ có thể mua lại đất ở khu vực xung quanh để tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Nếu như vậy, những hộ nông dân này sẽ rơi vào cảnh “bần cùng hóa” vì không có đất sản xuất. Điều này sẽ đi ngược với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.


Ngọc Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kết luận thanh tra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh

Kết luận thanh tra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh

(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG), Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phát hiện một số vi phạm, tồn tại; đồng thời, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm.

Trần Quý

10:00 12/12/2024
An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cảnh Nhật

09:00 12/12/2024

Tin mới nhất