Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Rà soát các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài

Thứ tư, 23/05/2012 - 17:01

(Thanh tra) - Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh vừa cử các tổ công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo (KN,TC) tồn đọng, kéo dài tại các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thái Bình và TP Hải Phòng.

Tổ công tác tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái do ông Phạm Văn Long, hàm Cục trưởng Cục Giải quyết KN,TC và Thanh tra khu vực I (Cục I) làm Tổ trưởng.Tổ công tác tại các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang do bà Hà Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục I làm Tổ trưởng.Tổ công tác tại tỉnh Thái Bình và TP Hải Phòng do ông Nguyễn Đức Hải, Phó Cục trưởng Cục I làm Tổ trưởng.Các tổ được cử thực hiện theo Kế hoạch số 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ (TTCP) trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao TTCP chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chức năng, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương rà soát, thống kê, phân loại từng vụ việc KN,TC đông người, phức tạp, nhất là những vụ việc Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo nhưng công dân vẫn tiếp tục KN,TC.Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ tồn đọng, kéo dàiTheo Kế hoạch 1130/KH-TTCP, TTCP, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành hữu quan sẽ thành lập các tổ công tác làm việc với UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương để rà soát các vụ việc; trao đổi, thống nhất ý kiến về nội dung, quan điểm, phương hướng, biện pháp giải quyết các vụ việc.Đối với những vụ việc thông thường thì theo lĩnh vực quản lý, TTCP và các bộ, ngành hữu quan quyết định thành lập tổ công tác của ngành mình trực tiếp giải quyết. Đối với những vụ việc đặc biệt phức tạp thì các bộ chủ động trao đổi để thành lập tổ công tác liên ngành. Tổ công tác báo cáo lãnh đạo TTCP, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành hữu quan về kết quả rà soát và đề xuất hướng xử lý sau khi đã trao đổi với địa phương. Lãnh đạo TTCP, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành hữu quan cùng tổ công tác làm việc, thống nhất với chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương để địa phương tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.Trường hợp đặc biệt phức tạp hoặc ý kiến khác nhau giữa địa phương với bộ, ngành Trung ương thì tổ công tác báo cáo Tổng Thanh tra, bộ trưởng để báo cáo, đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, các tổ công tác sẽ tiến rà soát theo các nội dung, phạm vi sau:1 - Các vụ việc KN,TC phức tạp, tồn đọng, kéo dài mà UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đã báo cáo TTCP theo yêu cầu của TTCP tại Công văn số 393/TTCP-C.I ngày 29/2/2012, trong quá trình thực hiện kế hoạch này, các địa phương có thể chủ động báo cáo bổ sung thêm các vụ việc khác để cùng rà soát, giải quyết.2 - Các vụ việc khác mà TTCP, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, ngành hữu quan căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, thông tin của mình, nếu thấy cần thiết thì cùng các địa phương tập trung giải quyết.3 - Ưu tiên rà soát các vụ việc mà các địa phương đã giải quyết hết thẩm quyền; đối với những vụ việc địa phương chưa giải quyết hết thẩm quyền, nhưng do tính chất phức tạp, chủ tịch UBND các tỉnh, TP xin ý kiến, thì tổ công tác có thể trao đổi, hướng dẫn địa phương giải quyết sau khi báo cáo lãnh đạo TTCP, lãnh đạo bộ.   Tại Hội nghị Toàn quốc về công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ KN,TC tồn đọng, kéo dài  Kế hoạch 1130/KH-TTCP cũng nêu rõ, tổ công tác phải thực hiện theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC ngày 2/5/2012.Đối với những vụ việc đã được giải quyết hết thẩm quyền, đúng quy định nhưng công dân vẫn KN thì sẽ xem xét những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, đề xuất giải pháp hỗ trợ cho công dân trên cơ sở vận dụng chính sách xã hội. Trong các dự án khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại thì địa phương cần vận động, thuyết phục chủ đầu tư hỗ trợ thêm cho công dân ngoài phần bồi thường, đền bù theo quy định để giúp người khiếu nại ổn định cuộc sống. Trường hợp địa phương có khó khăn, thiếu nguồn lực thì thống nhất ý kiến để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin cơ chế giải quyết.Đối với các vụ việc tồn đọng, kéo dài do trước đây giải quyết chưa đúng với quy định của pháp luật thì tổ công tác yêu cầu địa phương xem xét, xử lý lại vụ việc cho đúng với chính sách, pháp luật; đối thoại và xin lỗi công dân để chấm dứt khiếu kiện. Đối với các vụ việc tồn đọng do địa phương chưa giải quyết hết thẩm quyền thì hướng dẫn địa phương xử lý đúng chính sách, pháp luật. Đợt 1 rà soát 325 vụ KN,TCĐể tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc, TTCP và các bộ, ngành sẽ thành lập các tổ công tác triển khai, tổ chức thực hiện, được chia làm 2 đợt: Đợt 1 từ tháng 5 - 8/2012 và đợt 2 dự kiến sẽ triển khai vào cuối năm 2012 dựa trên cơ sở tổng hợp và rút kinh nghiệm thực hiện của đợt 1.  Trong đợt 1, sẽ xem xét, xử lý 325 vụ theo báo cáo của các địa phương gửi về. Trong đó, TTCP sẽ thành lập 12 tổ công tác do Cục I, II, III chịu trách nhiệm và tiến hành xem xét, xử lý 236 vụ; các bộ, ngành hữu quan thành lập các tổ công tác hoặc cử cán bộ trực tiếp (không thành lập tổ công tác đối với những ngành ít vụ việc) về các địa phương rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, xem xét, xử lý 89 vụ.Riêng đối với các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Kế hoạch 1130/KH-TTCP nêu rõ: Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chủ động chỉ đạo lập hồ sơ chi tiết các vụ việc cần phối hợp rà soát, giải quyết và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ các vụ việc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC ngày 2/5/2012.Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các tổ công tác của TTCP, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành hữu quan. Những địa phương chưa báo cáo danh sách các vụ việc cần rà soát về TTCP thì phải báo cáo trước ngày 30/5/2012 để TTCP tổng hợp, lập kế hoạch rà soát đợt 2. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để công bố, công khai kết quả, thông báo chấm dứt xem xét.


Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm