Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đoàn thanh tra vào cuộc

Thứ sáu, 10/05/2013 - 06:55

(Thanh tra)- Báo Thanh tra từng có bài phản ánh về việc hàng loạt cán bộ của UBND xã Văn Hóa và UBND huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cố tình thu hồi đất trái quy định để xây dựng nhà máy sản xuất Clinker. UBND huyện Tuyên Hóa đã đứng ra giải quyết đơn tố cáo của ông Lê Đức Thịnh, nhưng kết quả làm cho dư luận địa phương bất bình…

Hàng chục tỷ đồng bồi thường diện tích 1.116,67ha đất được giao 50 năm của hàng trăm hộ dân đã “lọt” vào tay huyện và xã. Ảnh: Cao Cường

>>Kỳ II:Quyền lợi chính đáng của dân bị “làm xiếc”?
>>Kỳ I: UBND huyện “nỗ lực” làm trái?
>>Huyện đẩy trách nhiệm cho tỉnh

Như Báo Thanh tra đã phản ánh, năm 2008, ông Lê Đức Thịnh (thôn Xuân Tổng, xã Văn Hóa) là Hội trưởng Hội Làm vườn, cũng là 1 trong 287 hộ dân bị thu hồi đất 50 năm không đúng quy trình tại xã Văn Hóa.

Năm 2012, UBND huyện Tuyên Hóa đã thành lập đoàn để thẩm tra, xác minh về hiện trạng sử dụng đất (SDĐ) của 10 hộ dân Hội Làm vườn.

Sau 5 tháng thẩm tra và xác minh, ngày 20/12/2012, UBND huyện Tuyên Hóa đã ban hành Quyết định số 91/QĐ-CT giải quyết thu hồi đất của các hộ dân. Nhưng, phán quyết của UBND huyện Tuyên Hóa phản ánh không đúng bản chất, hiện trạng SDĐ của hàng trăm hộ dân, gây tranh cãi trong dư luận.

Vì “lợi ích nhóm” phá vỡ quy trình thu hồi đất?

Quyết định 2542 để điều chỉnh quyết định giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp là một quyết định vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai. Ảnh: Cao Cường

UBND xã Văn Hóa và huyện Tuyên Hóa có được Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 29/4/2008, về việc “chấp thuận khu vực khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết dự án đầu tư xây dựng khu chứa đá vôi sau khi khai thác dự án xi măng của Cty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam” và Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 14/9/2009 về việc “thu hồi đất để giải phóng mặt bằng (GPMB) xây dựng nhà máy sản xuất Clinker, cảng xuất nhập nguyên liệu và khu chứa đá vôi của Cty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam tại xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá” của tỉnh Quảng Bình với tổng mức đầu tư của dự án là gần 4.000 tỷ đồng và sẽ thu hồi 1.116,67ha. Dự tính tổng số tiền đền bù, GPMB khoảng trên 40 tỷ đồng tại xã Văn Hóa, cho nên diện tích đất lâm nghiệp 50 năm của 287 hộ dân tại xã Văn Hóa là “miếng mồi” béo bở được chính quyền cấp xã và huyện đưa vào “tầm ngắm”.

Ngày 27/3/2009, UBND xã Văn Hoá đã gấp gáp “nhào nặn” ra Tờ trình số 33/TT-UBND gửi UBND huyện Tuyên Hoá đề nghị điều chỉnh Quyết định giao đất số 87/2001 để đưa diện tích đất được giao của 287 hộ dân về cho xã quản lý. Tờ trình của xã Văn Hóa được UBND huyện Tuyên Hóa đồng tình tiếp nhận.

Ngày 2/12/2009, UBND huyện Tuyên Hoá ban hành Quyết định số 2542/QĐ-UBND với nội dung: “Điều chỉnh Quyết định giao đất lâm nghiệp số 87/2001 để sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp”.

Điều bất thường là, khi chưa có Quyết định 2542 của UBND huyện Tuyên Hóa vthì ngày 16/6/2009, Hội đồng GPMB huyện Tuyên Hoá đã gấp rút ra Thông báo số 1/TB-HĐGPMB về việc “áp giá đền bù đất và chính sách hỗ trợ, bồi thường thiệt hại GPMB xây dựng khu tái định cư và dự án nhà máy xi măng tại xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình”.

Giải quyết theo kiểu “tội quan dân chịu”


Trong Quyết định số 91 về việc giải quyết đơn thư của ông Lê Đức Thịnh, UBND huyện Tuyên Hóa “không công nhận quyền SDĐ của 10 hộ đấu thầu, thuê đất tại vùng đất Hung Cày theo Biên bản giao đất, SDĐ nông nghiệp giữa UBND xã Văn Hóa với Hội Làm vườn” với lý do: “Biên bản giao đất, SDĐ có giá trị như hợp đồng giữa UBND xã Văn Hóa với Hội Làm vườn là không đúng về hình thức của hợp đồng thuê quyền SDĐ. Trách nhiệm này thuộc về UBND xã Văn Hóa”.

Quyết định số 91/QĐ-CT giải quyết đơn thư khiếu nại của dân gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Cao Cường


UBND huyện Tuyên Hóa còn phán quyết rằng, “UBND xã Văn Hóa giao đất trái với quy định vi phạm điểm 2, Điều 37 của Luật Đất đai năm 2003: “UBND huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển nhượng mục đích SDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất với cộng đồng dân cư”.

Trên thực tế, những lý lẽ mà UBND huyện Tuyên Hóa đưa ra hoàn toàn trái ngược với Báo cáo số 12/BC ngày 7/7/2010, UBND huyện giải trình về vấn đề đơn thư tố cáo, khiếu nại của quần chúng xã Văn Hóa: “UBND xã Văn Hóa căn cứ vào quỹ đất lâm nghiệp của xã, căn cứ vào hiện trạng SDĐ lâm nghiệp đã trình UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho 287 hộ gia đình, trong đó có 10 hộ gia đình đang trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi tại Hung Cày theo Biên bản giao đất, SDĐ nông nghiệp trồng cây lâu năm ngày 11/7/1998 - Đó là cơ sở để UBND huyện ban hành Quyết định số 87/2001/QĐ-UBND do đồng chí Hồ Thanh Ngọc (nguyên Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa) ký”.

Có thể thấy, trong Quyết định số 91/QĐ-CT, UBND huyện Tuyên Hóa giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của các hộ dân tại xã Văn Hóa theo kiểu “chụp mũ” không khách quan, không dựa trên các tài liệu chứng cứ sát thực trong quy trình xây dựng hồ sơ đất được giao 50 năm của 287 hộ dân.

UBND huyện thí “tốt” giữ “xe”?

Bản Báo cáo số 12 của UBND huyện Tuyên Hóa khẳng định diện tích đất 50 năm của 287 hộ dân được cấp đúng thẩm quyền. Ảnh: Cao Cường


Để trấn an dư luận, UBND huyện Tuyên Hóa ra Quyết định số 91/QĐ-CT và có hình thức kiểm điểm nghiêm túc đối với UBND xã Văn Hóa cùng một số cán bộ đã nghỉ hưu hay đã chuyển công tác có liên quan đến một số sai phạm trong thu hồi 1.116,67ha đất của hàng trăm hộ dân. Cụ thể, giao Phòng Nội vụ chỉ đạo, kiểm điểm nghiêm túc: Ông Lương Xuân Quế, Chủ tịch UBND xã Văn Hóa thời kỳ 1998 - 2004 vì đã ký kết Biên bản giao đất cho Hội Làm vườn không đúng quy trình; ông Bùi Đức Nam, Chủ tịch UBND xã Văn Hóa năm 2009 là người trực tiếp ký Tờ trình số 33; kiểm điểm nghiêm túc và có hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên công chức địa chính xã Văn Hóa, nay là công chức địa chính xã Đức Hóa; kiểm điểm nghiêm túc đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường về trách nhiệm trong việc tham mưu thu hồi đất Hung Cày ở xã Văn Hóa.

Trong khi đó, ông Lê Nam Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa là người trực tiếp ký Quyết định 2542/QĐ-UBND; bà Nguyễn Thị Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện, kiêm Chủ tịch Hội đồng GPMB và Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường là người cố vấn, tham mưu và trực tiếp ký vào biên bản đề nghị thu hồi đất của 287 hộ dân bất hợp pháp lại không nhận bất kỳ một hình thức kỷ luật thích đáng nào.

Được biết, hiện nay UBND tỉnh Quảng Bình đã thành lập đoàn thanh tra để thẩm tra, xác minh lại từ đầu về nguồn gốc đất được giao 50 năm của 287 hộ dân. Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi có các diễn biến mới.

    Nguyễn Cao Cường

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kiểm điểm trách nhiệm nhiều sở cho phép Công ty STO tiếp tục triển khai dự án

Kiểm điểm trách nhiệm nhiều sở cho phép Công ty STO tiếp tục triển khai dự án

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng vừa ký Công văn số 9479 về việc tổ chức thực hiện một số nội dung tại kết luận của Chánh Thanh tra tỉnh về thanh tra toàn diện Dự án (DA) Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư nông nhiệp, nông thôn và Dịch vụ thể thao, du lịch STO (Công ty STO) làm chủ đầu tư.

Ngọc Phó

18:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm